Lần đầu tổ chức Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 21/8: Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ nhất với chủ đề 'Bảo tồn, phát huy và lan tỏa bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc rất ít người' sẽ diễn ra tại tỉnh Lai Châu từ ngày 6 - 8/10.
Đời sống của người dân ở xã Nậm Khao, huyện biên giới Mường Tè (Lai Châu) ngày được cải thiện, gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc Cống. Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN

Đời sống của người dân ở xã Nậm Khao, huyện biên giới Mường Tè (Lai Châu) ngày được cải thiện, gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc Cống. Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN

13 địa phương tham gia Ngày hội gồm: Lai Châu, Cao Bằng, Thái Nguyên, Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Kon Tum với 14 dân tộc có số dân dưới 10.000 người (Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Pu Péo, Si La, Cống, Bố Y, Cơ Lao, Mảng, Lô Lô, Chứt, Lự, Pà Thẻn và Ngái). Ngày hội nhằm tôn vinh và phát huy giá trị bản sắc các dân tộc rất ít người, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết các dân tộc. Đây là dịp giới thiệu, quảng bá tới bạn bè trong nước và quốc tế về tiềm năng, thế mạnh phát triển văn hóa, thể thao, du lịch, văn hóa truyền thống các dân tộc trong công cuộc đổi mới hội nhập và phát triển, nhất là các dân tộc có số dân dưới 10.000 người...

Các hoạt động trong Ngày hội góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của xã hội trong việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam; bảo vệ và phát huy văn hóa truyền thống, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước theo Nghị quyết số 33-NQ/TW, Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 đã đề ra.

Lễ khai mạc Ngày hội sẽ diễn ra tối 6/10, được tường thuật trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam (VTV2, VTV5) và tiếp sóng trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Lai Châu, Đài Phát thanh - Truyền hình các tỉnh tham gia Ngày hội; truyền thanh trực tiếp trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV4). Trước đó, các đại biểu dự Lễ dâng hoa tại tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Lai Châu.

Trong khuôn khổ Ngày hội, nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn sẽ diễn ra như trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống các dân tộc có số dân dưới 10.000 người. Cùng với đó là Liên hoan văn nghệ quần chúng với chương trình dân ca, dân vũ, dân nhạc dân tộc mang nét riêng, độc đáo của dân tộc ở mỗi địa phương; lồng ghép với trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc có số dân dưới 10.000 người (trang phục ngày thường, lễ hội, lễ cưới). Các địa phương thực hiện không gian Trưng bày giới thiệu sản phẩm văn hóa đặc trưng các dân tộc có số dân dưới 10.000 người, giới thiệu hình ảnh, tài liệu giới thiệu về du lịch, văn hóa, lịch sử con người của địa phương; hiện vật văn hóa gắn với đời sống sinh hoạt của đồng bào. Cùng với đó là phần trình diễn nghề thủ công truyền thống các dân tộc có số dân dưới 10.000 người đặc trưng ở địa phương. Ban Tổ chức thực hiện triển lãm "Đặc trưng văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người trong cộng đồng văn hóa các dân tộc Việt Nam" nhằm giới thiệu văn hóa truyền thống của các dân tộc có số dân dưới 10.000 người (làng bản, nhà ở, hoạt động kinh tế, nghề truyền thống, trang phục, nghi lễ chu kỳ đời người, lễ hội dân gian). Bên cạnh đó là phần trưng bày, giới thiệu trang phục và hoa văn trên trang phục truyền thống của 14 dân tộc có số dân dưới 10.000 người; thiết kế biểu trưng (logo) Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người...

Có thể bạn quan tâm

Những người giữ hồn dân ca Jrai

Những người giữ hồn dân ca Jrai

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai, nhiều nghệ nhân ở xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từng ngày âm thầm lưu giữ những làn điệu dân ca như một cách thể hiện tình yêu với cội nguồn.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.