Lần đầu tiên một bệnh nhân đi lại được bằng xương đùi kim loại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 9-3, Bệnh viện K cho biết các bác sĩ Khoa Ngoại bụng 2 vừa thực hiện thành công ca đại phẫu thay toàn bộ xương đùi, bao gồm cả thay khớp háng và khớp gối toàn phần cho bệnh nhân Lê Thị H. (24 tuổi, ở Quảng Yên, Quảng Xương, Thanh Hóa) bằng xương nhân tạo. Sau ca phẫu thuật, chị H. đã trở thành người đầu tiên tại Việt Nam bước đi bằng chân có xương đùi kim loại. 
 
Chị H. hiện là sinh viên năm cuối của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Vài tháng trước nhập viện, chân phải của chị H. thỉnh thoảng bị đau dọc theo thân xương đùi, đau tăng lên vào buổi tối hay khi vận động nặng. Sau khi tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa chụp X-quang xương đùi đã phát hiện có hình ảnh bất thường ở đầu dưới xương đùi nên chị H. được chuyển lên bệnh viện tuyến cao hơn. 
Sau khi được chuyển tới Bệnh viện K, qua thăm khám và chụp chiếu, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân H. bị ung thư xương. Ngay lập tức, bệnh nhân được truyền hóa chất tiền phẫu 3 đợt. Bệnh nhân đáp ứng hóa chất tốt, sau đó được phẫu thuật cắt bỏ đoạn đầu dưới xương đùi phải và tiếp tục truyền hóa chất hậu phẫu 6 đợt. Tuy nhiên, sau khi điều trị hóa chất hậu phẫu, vùng chỏm xương đùi có vùng tổn thương mới. Các bác sĩ quyết định phẫu thuật tháo bỏ toàn bộ xương đùi, thay thế bằng xương đùi nhân tạo cho bệnh nhân H. 
Ê kíp phẫu thuật gồm các chuyên gia của Bệnh viện K, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Xanh Pôn đã thực hiện thành công ca phẫu thuật thay toàn bộ xương đùi bên phải cho bệnh nhân H. Đồng thời tiến hành thay khớp háng và khớp gối toàn phần, khâu phục hồi lại các điểm bám gân cơ. 
5 ngày sau mổ, vết thương đã ổn định. Đến nay, các chi, khớp của bệnh nhân H. đã cử động được. Theo các bác sĩ, ca phẫu thuật cắt bỏ tổn thương ung thư và thay toàn bộ xương đùi kim loại cho bệnh nhân H. là ca phẫu thuật được thực hiện lần đầu tiên tại Việt Nam, đã mở ra hy vọng bảo tồn chi thể cho các bệnh nhân bị ung thư xương nói chung, ung thư xương đùi nói riêng.
Nguyễn Quốc (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 11-12, tại Trung tâm Y tế Mang Yang (tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã trao quyết định của CDC về việc công nhận huyện Mang Yang đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024 cho đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

(GLO)- Ngày 11-12, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn triển khai vắc xin Rota cho trẻ dưới 1 tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh Gia Lai năm 2024- 2025 cho 28 cán bộ y tế phụ trách chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh.

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.