Làm thế nào để giảm gần 70% nguy cơ ung thư?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bạn muốn giảm gần 70% nguy cơ mắc bệnh ung thư? Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng bạn có thể làm được, bằng cách biến một việc đơn giản trở thành thói quen của bạn.
Và đó không phải là cách duy nhất bạn có thể giảm nguy cơ phát triển một số loại ung thư khác nhau.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc thay đổi lối sống dễ dàng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
1. Giảm cân
Bạn biết thừa cân hoặc béo phì có hại cho tim của bạn. Nhưng bạn có biết nó cũng làm tăng nguy cơ ung thư của bạn không?
Nghiên cứu chỉ ra rằng đàn ông béo phì nặng có nguy cơ tử vong vì ung thư cao hơn 52% và phụ nữ có nguy cơ cao hơn 62% so với những người có cân nặng bình thường, theo Eat This, Not That!
Các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng chất béo dư thừa trong cơ thể làm tăng nguy cơ mắc 13 loại ung thư.
Thủ phạm có thể là chứng viêm, một chất đẩy nhanh ung thư.
"Có những cơ hội để giảm cân đảo ngược những con đường tiêu cực hoặc phân tử ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư", tiến sĩ Tanya Agurs-Collins ở Viện Ung thư Quốc gia (Mỹ), cho biết.
2. Duy trì mức cholesterol khỏe mạnh
Cholesterol cao là một tình trạng có liên quan với nguy cơ bệnh tim, nhưng nghiên cứu chỉ ra rằng nó có thể làm tăng tỷ lệ phát triển ung thư của bạn. Cholesterol có thể hoạt động như một nhiên liệu cho các khối u.
Một nghiên cứu được công bố vào tháng 8.2021 trên tạp chí Nature Communications cho thấy những người có mức cholesterol cao có nhiều khả năng bị ung thư vú hoặc có kết quả xấu hơn từ các bệnh ung thư khác.
"Hầu hết các tế bào ung thư chết khi chúng cố gắng di căn - đó là một quá trình rất căng thẳng. Một số ít không chết có khả năng này để vượt qua cơ chế chết do căng thẳng của tế bào. Chúng tôi phát hiện ra rằng cholesterol là yếu tố không thể thiếu trong việc thúc đẩy khả năng này", tác giả chính của nghiên cứu, tiến sĩ Donald P. McDonnell tại Đại học Duke (Mỹ), cho biết.
Hãy kiểm tra cholesterol của bạn thường xuyên và nếu nó nằm trong ngưỡng không tốt cho sức khỏe, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về các giải pháp tiềm năng.
3. Vệ sinh răng miệng
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí BMJ Open, những người có nhiều mảng bám răng có nguy cơ chết sớm vì ung thư cao hơn 80% so với những người có ít mảng bám.
"Những người tham gia bị bệnh nha chu và số lượng răng bị mất nhiều hơn có nguy cơ mắc hai bệnh ung thư đường tiêu hóa cao hơn, ngay cả khi đã điều chỉnh các yếu tố nguy cơ chính khác", Mingyang Song, trợ lý giáo sư tại Harvard T.H. Chan School of Public Health (Mỹ), cho biết, theo Eat This, Not That!
Điều gì có thể giải thích cho nguy cơ gia tăng: Một lần nữa, tình trạng viêm, có thể bắt nguồn từ miệng và lan ra khắp cơ thể, làm tăng tỷ lệ ung thư.
4. Ăn trái cây và rau quả

Chế độ ăn nhiều rau, trái cây và các thực phẩm có nguồn gốc thực vật khác có thể làm giảm nguy cơ ung thư. Ảnh: Shutterstock
Chế độ ăn nhiều rau, trái cây và các thực phẩm có nguồn gốc thực vật khác có thể làm giảm nguy cơ ung thư. Ảnh: Shutterstock
Nhiều người trong chúng ta dùng chất bổ sung tin rằng chúng sẽ làm giảm nguy cơ ung thư.
Các chuyên gia nói: Đừng trông chờ vào nó. Họ khuyên bạn nên ăn trái cây và rau quả để thay thế.
Hiệp hội Ung thư Mỹ cho biết: “Mặc dù một chế độ ăn nhiều rau, trái cây và các thực phẩm có nguồn gốc thực vật khác có thể làm giảm nguy cơ ung thư, nhưng có rất ít bằng chứng cho thấy thực phẩm chức năng có thể làm giảm nguy cơ ung thư.
Hơn nữa, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chất bổ sung liều cao có chứa các chất dinh dưỡng như beta-carotene và vitamin A và E thực sự có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư".
Cơ quan này cho biết thêm: “Một số chất bổ sung được mô tả là có chứa thành phần dinh dưỡng tương đương với rau và trái cây.
Tuy nhiên, một lượng nhỏ bột khô trong những viên thuốc này thường chỉ chứa một phần nhỏ hàm lượng trong toàn bộ thực phẩm và có rất ít bằng chứng chứng minh vai trò của những sản phẩm này trong việc giảm nguy cơ ung thư.
Thực phẩm là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và các thành phần quan trọng khác của thực phẩm tốt nhất".
5. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư tới 69%. Ảnh: Shutterstock
Tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư tới 69%. Ảnh: Shutterstock
Một đánh giá về nghiên cứu được Đại học Y học Thể thao Mỹ thực hiện cho thấy rằng tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư tới 69%.
Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, có bằng chứng chắc chắn rằng hoạt động thể chất thường xuyên làm giảm nguy cơ phát triển một số loại ung thư, bao gồm vú, ruột kết, thực quản, bàng quang, thận và dạ dày.
Tập thể dục thường xuyên dường như tăng cường hệ thống miễn dịch. Các chuyên gia khuyến cáo: Cần tập thể dục cường độ trung bình ít nhất 150 phút mỗi tuần, theo Eat This, Not That!
Theo Khuê Nguyễn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

(GLO) - Sau 1 năm đi vào hoạt động, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai đã trở thành địa chỉ khám-chữa bệnh tin cậy trong khu vực. Trong định hướng phát triển, đơn vị tiếp tục có chính sách thu hút nguồn nhân lực trình độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tốt hơn.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.