Làm nông giữa phố-kỳ 2: Bời bời lúa dưới chân cao ốc

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Không chỉ có những khu công nghiệp hoành tráng, những tòa nhà chung cư cao tầng mọc chen chúc, ở quận Bình Tân còn có những mảng ruộng lúa xanh bời bời thẳng cánh cò bay.

Cày xới trên “đất vàng”

Khi chúng tôi dò hỏi về những cánh đồng lúa ở quận nội thành TPHCM, một người đồng nghiệp cho biết, phường Tân Tạo A, quận Bình Tân vẫn còn những ruộng lúa mênh mông đang vào độ thu hoạch. Chủ tịch Hội Nông dân phường Tân Tạo A, ông Nguyễn Văn Thanh cho hay, trong phường còn gần 60 ha diện tích đất trồng lúa. “Một số ruộng lúa đang thu hoạch, số khác đang chuẩn bị trổ bông. Để tôi dẫn cô đi chứ người lạ vào đây là “mù đường” ngay, đến Google map cũng… bó tay” - ông Thanh dí dỏm nói.

Lời ông chủ tịch Hội Nông dân phường quả không sai. Những con đường đất nhỏ xíu, len lỏi giữa những ruộng lúa, đám cây cỏ dại mọc cao hơn đầu người, nếu không có dân địa phương dẫn lối thì khó có thể tìm được. Vừa chạy xe phía trước, ông Thanh chốc chốc dừng lại chờ tôi còn rù rì đằng sau. Con đường ruộng này trời nắng đi còn dễ, chứ mưa xuống là toàn sình lầy, trơn trượt. Sau con đường “ngựa nhảy” lóc xóc, những ruộng lúa đã hiện ra trước mắt. Thời điểm này, dọc hai bên đường có những đám lúa hạt đã chín vàng ươm, những bông lúa chen nhau, từng hạt thon dài vàng ruộm. Có đám mới trổ đồng, đám mới sạ giống đủ tháng, lúa lúp xúp mặt nước. Xa xa nữa còn có đám ruộng đã trống thửa, những gốc rạ chổng chơ lên trời…

Một nông dân đang bì bõm lội ruộng bón phân cho lúa, thấy chúng tôi, ông liền vẫy vẫy tay. Đó là ông Huỳnh Thanh Dũng (50 tuổi, ngụ khu phố 7) dáng cao gầy, khuôn mặt sạm đen. Ông Dũng nở nụ cười thân thiện: “Cô lần đầu tới đây phải không? Ở đây chỉ cách khu công nghiệp Tân Tạo tầm 2 cây số nhưng khác nhau như hai thế giới vậy đó”.

Ông Dũng có 4 ha (40.000m2) đất trồng lúa. Cha mẹ đều làm nông, đời ông tiếp tục nối nghiệp. Mỗi năm làm 3 vụ, mỗi vụ 3 tháng. Lúc này, vụ lúa đang xanh ngăn ngắt, thân lúa mập mạp, khỏe mạnh. “Lứa lúa này khoảng một tháng nữa sẽ thu hoạch. Vụ đông xuân trúng hơn nhưng đất ở đây không được như ở miền Tây nên thu hoạch chỉ từ 6-7 tấn/mùa. Làm lúa vừa đủ ăn chứ không dư dả nhưng không làm lúa thì cũng chẳng biết làm gì” - ông Dũng chân tình.

Rồi ông Dũng thở dài, dù đang có trong tay hàng ngàn mét vuông và mang tiếng “đất vàng” nhưng lại không thể làm gì ngoài trồng lúa. “Đây là đất nằm trong dự án quy hoạch khu dân cư Tân Tạo đã lâu nhưng tới giờ chưa triển khai nên vẫn tiếp tục trồng lúa. Trước ở đây người dân trồng lúa nhiều lắm, lúa xanh ngắt khắp cả vùng chứ không trồng từng mảng như bây giờ. Do công việc cực nhọc, thu nhập lại không bao nhiêu, trong khi nhà máy xí nghiệp lại mọc khắp nơi nên họ bán ruộng, đi làm công nhân hết rồi. Giờ chỉ còn tầm 7 hộ gia đình ở đây còn bám cây lúa chủ yếu để giữ đất, trồng lúa để ăn là chính chứ không bán mua nữa” - anh Nguyễn Văn Hùng (30 tuổi) cho biết.

Làm nông giữa phố - kỳ 2: Bời bời lúa dưới chân cao ốc ảnh 1

Máy gặt liên hợp trên cánh đồng tại phường Tân Tạo A, quận Bình Tân

Bấp bênh

Trong khi chờ thợ đưa máy cắt lúa từ huyện Bình Chánh đến thu hoạch đám ruộng, bà Nguyễn Ngọc Liễu (53 tuổi, ngụ khu phố 5) ngồi dựa lưng ở gốc cây ven đường, phe phẩy chiếc nón lá cũ sờn. Hỏi chuyện nông, người phụ nữ có khuôn mặt đen sạm vì sương gió trải lòng: “Vụ này mất mùa, thu hoạch không được bao nhiêu vì chuột phá hoại. Mùa này chắc thu hoạch chừng chục bao lúa, tui mang đi chà gạo để ăn thôi chứ không bán buôn. Bấp bênh lắm!”.

Trước đây gia đình bà Liễu có ruộng trồng lúa, nhưng sau đó ruộng gia đình bà bị thu hồi vì nằm trong khu quy hoạch. May có người bà con còn ruộng nên cho mượn để cày cấy ít vụ kiếm gạo ăn qua ngày. “Công ty thu hồi đất xong bỏ đó. Lúc đầu họ còn cho nông dân thuê lại để trồng trọt, nhưng sau đó thu lại rồi bỏ hoang đến giờ. Đất quy hoạch mà cô, với lại trồng lúa năng suất kém, lại vất vả, bán không được giá” - bà Liễu thổ lộ.

Làm nông giữa phố - kỳ 2: Bời bời lúa dưới chân cao ốc ảnh 2

Ông Huỳnh Thanh Dũng nối nghiệp làm lúa của ông bà trên khu đất quy hoạch

Chính vì trồng lúa thiếu kỹ thuật, thiếu đầu tư nên năng suất lúa không cao, chỉ khoảng 7 tấn/ha với vụ lúa đông xuân, và 3 - 4 tấn/ha vụ hè thu hoặc vụ 3. Chưa hết, do các ruộng lúa nằm cạnh rừng cây và không sạ giống đồng bộ nên hay bị chuột phá hoại. Diện tích nhỏ lẻ nên dễ bị thương lái ép giá khi thu hoạch. “Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nhưng vẫn không đủ sống, gia đình bà Liễu nuôi thêm đàn bò, bầy vịt. Bà cám cảnh vì hộ khẩu thành phố mà cuộc sống chẳng khác gì vùng sâu vùng xa. Giật gấu vá vai, thôi thì cứ ở đây từ từ tới đâu hay tới đó.

Chỉ những ruộng lúa bông nặng trĩu chuẩn bị thu hoạch, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hội Nông dân phường Tân Tạo A giải thích, đó là lúa trúng mùa. Còn ruộng thưa thớt như của bà Liễu năm nay là lúa thất (mất mùa), gặt xong chỉ để ăn. “Nhiều nông dân ở khu vực này rất muốn từ bỏ cây lúa chuyển sang cây trồng khác, nhưng đầu ra khó khăn đã ngăn cản nhiều người. Tuy nhiên, cái chính đưa đến tình trạng sản xuất nông nghiệp tại đây bế tắc vẫn là dự án quy hoạch khu dân cư đã “treo” từ nhiều năm nay” - ông Thanh nhìn nhận.

Tại Quyết định số 3477, thành phố đã phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị 1/2.000 Khu dân cư Tân Tạo hiện hữu (khu 1) có tổng diện tích 249ha, tính chất là khu dân cư hiện hữu chỉnh trang và xây dựng mới. Khu dân cư này phía Đông giáp khu dân cư hiện hữu (phường Tân Tạo A), phía Tây giáp xã Phạm Văn Hai và xã Lê Minh Xuân, phía Nam giáp khu dân cư trung tâm Tân Tạo.

Mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có báo cáo UBND Thành phố danh mục các dự án cần thu hồi đất, dự án có chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng trên địa bàn, chuẩn bị trình HĐND kỳ họp tới. Nếu được HĐND Thành phố thông qua, TPHCM sẽ thu hồi 768ha đất để thực hiện các dự án và chuyển mục đích sử dụng gần 1.500ha đất trồng lúa cho người dân.

Đang miên man nhìn theo những đồng lúa, bỗng đâu văng vẳng tiếng trẻ con học bài: “Người ta đi cấy lấy công/ Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề…”. Sống trong lòng thành phố, giữa thời buổi hiện đại nhưng nông dân trồng lúa ở đây cũng phải “trông” rất nhiều bề, kể cả thời tiết lẫn trông…xóa quy hoạch treo để sản xuất nông nghiệp hanh thông hơn.

Chiều, nắng xiên qua từng gốc cây, ngọn lúa. Phía xa xa, những ụn khói ai đó đốt rơm rạ mùi khen khét, một vài chú bé chăn bò lùa cả đàn về chuồng. Tôi bước đi trên bờ rạ ẩm mục, cảm giác đang đi trên cánh đồng vùng thuần nông một miền quê nào đó. Cơn gió nhẹ thoảng qua, tôi hít hà mùi lúa mới thơm dìu dịu, nghe được cả vị sữa ngọt đầu môi. Cảm giác thân thuộc như những tháng ngày thôn quê của ký ức. Chỉ có điều là tôi đang đứng giữa thành phố.

(còn tiếp)

Có thể bạn quan tâm

Vào thủ phủ na xứ Lạng

Vào thủ phủ na xứ Lạng

Chính thu. Tôi ngược quốc lộ 1A từ thành phố Lạng Sơn trở lại vùng đất Chi Lăng lịch sử. Quê tôi vốn là mảnh đất hiểm trở với dãy núi Kai Kinh sừng sững nhưng lại là thỗ nhưỡng màu mỡ tạo nên những trái na đặc sản nức tiếng.

Khởi nghiệp xanh khi đầu đã bạc

Khởi nghiệp xanh khi đầu đã bạc

Từ vùng đất hoang hoá, kém màu mỡ, vợ chồng cụ bà 73 tuổi đã phủ màu xanh cho đất, và thu tiền tỷ từ việc khai thác tiềm năng loài tre bốn mùa. Diện tích tre bốn mùa của gia đình bà trở thành đặc sản “độc nhất vô nhị” ở tỉnh Đắk Nông.

Làng Việt Nam: Thi Phổ Nhứt từng được mệnh danh 'tiểu Đồng Nai'

Làng Việt Nam: Thi Phổ Nhứt từng được mệnh danh 'tiểu Đồng Nai'

Làng tôi cũng giống như bao làng khác ở Việt Nam. Ngày xưa, làng có tên Thi Phổ Nhứt, được mệnh danh là 'tiểu Đồng Nai' vì ruộng làng tôi là nhất đẳng điền, lúa cấy xuống vươn lên xanh ngát một màu. Vụ mùa cũng như vụ chiêm, lúa thu hoạch mỗi sào tính bằng nhiều giạ. Không thua gì lúa Đồng Nai.

Những bến đò thương nhớ Sài Gòn - TP.HCM

Những bến đò thương nhớ Sài Gòn - TP.HCM

Không phải chỉ miền Tây Nam bộ mới là vùng sông nước, Sài Gòn - TP.HCM là thành phố dọc ngang kênh rạch, là nơi từng dày đặc những bến đò. Cùng với sự hình thành và phát triển đô thị, những chuyến đò ngang, đò dọc đã trở thành phần không thể tách rời với tầng lớp thị dân.

Khởi sắc vùng căn cứ cách mạng

Khởi sắc vùng căn cứ cách mạng

(GLO)- Sau ngày giải phóng, tỉnh Gia Lai nói chung và các vùng căn cứ cách mạng nói riêng gặp không ít khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, với truyền thống anh hùng cùng sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đời sống kinh tế, bộ mặt nông thôn các xã vùng căn cứ cách mạng đã có bước khởi sắc đáng ghi nhận.

Dự án LRAMP song hành cùng người dân vùng khó - Kỳ cuối: Cần xây dựng thêm 44 cây cầu

Dự án LRAMP song hành cùng người dân vùng khó - Kỳ cuối: Cần xây dựng thêm 44 cây cầu

(GLO)- Sự hiện hữu của những cây cầu, cống thuộc Dự án LRAMP đã giúp các địa phương trong tỉnh giải quyết một phần “bài toán” về giao thông. Tuy nhiên, Gia Lai vẫn còn nhiều điểm ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang rất cần được tiếp sức từ những “nhịp cầu lòng dân”.

Nỗi ám ảnh khôn nguôi ở Làng Nủ

Nỗi ám ảnh khôn nguôi ở Làng Nủ

Cuối tuần, các em học sinh học nội trú lại trở về thôn Làng Nủ và nỗi nhớ bạn càng thêm quay quắt. Cậu học sinh Ma Trường Quyền vẫn mơ thấy người bạn thân, nhưng khi tỉnh dậy lại buồn vì bạn đã mất rồi.
Tìm lại tên cho đồng đội

Tìm lại tên cho đồng đội

Dưới cái nắng oi bức cuối mùa hạ, 3 người cựu chiến binh Sư đoàn 308 vẫn miệt mài đi từng hàng mộ chí tít tắp ở Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9 (NTLS Đường 9) để tìm kiếm thông tin về liệt sĩ. Thỉnh thoảng họ dừng lại ở một phần mộ nào đó và trò chuyện với nhau rất lâu.
Dự án LRAMP song hành cùng người dân vùng khó - Kỳ 1: Đổi thay cùng LRAMP

Dự án LRAMP song hành cùng người dân vùng khó - Kỳ 1: Đổi thay cùng LRAMP

(GLO)- Từ năm 2018 đến nay, 87 chiếc cầu, cống thuộc Dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (LRAMP) do Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư đã đem đến sự đổi thay to lớn ở các buôn làng vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Gia Lai.
Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 1: Chuyện du kích Jrai hạ trực thăng Mỹ

Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 1: Du kích Jrai hạ trực thăng chở 2 tướng Mỹ

(GLO)- Hơn nửa thế kỷ trôi qua nhưng câu chuyện về du kích Puih Glớ (làng Maih, xã B6, huyện 4; nay là xã Ia Hrung, huyện Ia Grai) cùng đồng đội bắn rơi máy bay quân sự Mỹ ngay tại quê hương mình vẫn được nhiều người cao tuổi trong vùng nhắc nhớ và được nhiều tài liệu lịch sử chính thống ghi nhận.