Lại nổi lên "cơn lốc” tìm trầm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thời gian gần đây, tại 2 xã Đak Kơ Ning và Sơ Ró (huyện Kông Chro, Gia Lai) hàng trăm lượt người từ các nơi kéo đến các khu rừng để tìm trầm. Trong đó, một số ít người may mắn trở về trong niềm hạnh phúc, nhưng trong chốn rừng thiêng nước độc ấy vẫn còn nhiều người lầm lũi để hy vọng có ngày đổi đời…
Lời kể của người trong cuộc
Hơn 20 năm đi “điệu” (tên gọi của những người chuyên đi tìm trầm), với ông Mai Xuân Long- làng Sơ Ró- xã Sơ Ró (huyện Kông Chro), đây là lần may mắn nhất, khi đoàn đi “điệu” của ông thu hoạch được 1 tỷ đồng. Nhưng may mắn đó với ông không hề đến từ sự ngẫu nhiên: “Ngày trước tôi cũng đã từng đi tìm trầm, hồi đó trầm còn nhiều, nhưng giá thấp nên cũng chẳng thu được bao nhiêu. Vừa rồi, nghe tin một số người trúng trầm, tôi đưa thêm 21 “quân” đến lại gốc cây dó bầu mà 20 năm trước tôi từng thu hoạch để mót lại chứ giữa bốn bề rừng núi, biết nơi đâu có trầm mà tìm…”- ông Long tâm sự.
Lán trại của người đi tìm trầm dựng ở bìa rừng. Ảnh: L.A
Lán trại của người đi tìm trầm dựng ở bìa rừng. Ảnh: L.A
Sau gần một ngày lội rừng, lục lại trí nhớ nơi 20 năm trước có gốc cây dó bầu mà ông đã thu hoạch, đoàn của ông đến dựng lán ở suối Chư Ú- làng Krăk dàn hàng ngang, cày xới từng tấc đất trong phạm vi 30 mét. Do đặc thù cây dó bầu, rễ chủ yếu chạy dài xung quanh và rất nông nên chỉ cần đào bới sâu từ 20cm đến 30 cm. Sau khi cày xới từ bờ suối lên chưa đầy 1 mét, đoàn của ông đã thu được 4,6 lạng. Dù niềm vui đến sớm, nhưng thêm 2 ngày sau cả đoàn vẫn không thể kiếm thêm được chút nào đành quay về. Bán 4,6 lạng được 1 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí, mỗi người còn lại 45 triệu đồng. Với những người nông dân nghèo, đó cũng được xem là món quà may mắn từ rừng mang lại.

Người thứ hai của huyện Kông Chro trúng trầm mà chúng tôi được biết là hai cha con ông Sơn tại làng T’Kăt- xã Đak Kơ Ning với gần 1 tỷ đồng. Theo lời kể của những người dân ở đây, cha con ông Sơn cùng với một đoàn  hơn 20 người từ Vạn Ninh- tỉnh Khánh Hòa vào rừng đào lại gốc dó bầu mà hơn 10 năm trước đã được khai thác, sau khi cày xới đoàn của ông thu hoạch được 8 kg bán hơn 12 tỷ đồng, mỗi người trong đoàn được chia 470 triệu đồng. Có nhiều thông tin khác nhau về số tiền mà cha con ông Sơn kiếm được từ trầm, nhưng do không thể liên hệ được nên những thông tin trên vẫn chỉ là lời đồn của người dân.
Hy vọng mong manh
Tin đồn những người đi “điệu” trúng lớn lan nhanh, nên thời gian này hàng trăm người từ thị xã An Khê, huyện Kbang và dân từ các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa… lặn lội tìm đến các khu rừng của Kông Chro để tìm trầm. Tại 2 xã Sơ Ró và Đak Kơ Ning, rất nhiều người dân đã gác lại chuyện nương rẫy, buôn bán của mình để nhập đoàn đi “điệu”. Do không có cơ sở từ trước, nên nhiều đoàn ra đi rồi trở về trong sự thất vọng tràn trề. Gặp chúng tôi tại ngã ba làng Quen- xã Sơ Ró, ông Nguyễn Minh Tâm- huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi buồn rầu cho biết: “Đây là lần thứ 2 đoàn chúng tôi vào Gia Lai tìm trầm, lần trước vào huyện Kbang cũng tay trắng trở về. Lần này sau 5 ngày lội rừng cuối cùng cũng… trắng tay. Cả đoàn đã tập kết ra thị xã An Khê từ sớm, tôi phải nán lại đây để chờ người quay lại đón rồi cùng về quê. Trong các khu rừng, vẫn còn rất nhiều người đang tìm kiếm, nhưng hơn nửa tháng nay chưa có ai may mắn tìm thấy trầm…”.
Kỳ hương hay còn gọi là kỳ nam, được tạo thành từ cây dó bầu lâu năm. Dó có 3 loại thường gặp, là dó lưỡi trâu, dó lang và dó bầu. Trầm hương có xuất xứ từ cây dó lưỡi trâu và dó lang. Còn cây dó bầu (có tên khoa học là Aquilaria Agallochea thuộc họ trầm Hymelaeaceae) thì tạo thành kỳ nam. Dó tự mọc trong rừng, phát triển thành cổ thụ, thường mọc ở các vùng núi miền Trung và Tây Nguyên. Cây dó khi bị thương, nhựa cây chảy ra, qua một thời gian dài sẽ kết thành trầm hoặc kỳ nam. Nó được dùng để chế tác các vật trang trí hoặc dùng trong y học.
Theo kinh nghiệm của những người đi “điệu” chuyên nghiệp, thì họ chỉ đến những nơi mà ngày xưa đã từng khai thác để mót lại. Hiện nay, tại các khu rừng Tây Nguyên, còn rất ít cây dó bầu. Ngay cả khi phát hiện được cây dó cũng không chắc đã có trầm. Nếu “thấy người ăn khoai cũng vác mai đi đào” thì chẳng khác nào “mò kim đáy bể”, nguy cơ thất bại gần như 100%... Hy vọng mong manh, nhưng rất nhiều người vẫn tìm đến chốn rừng sâu để nuôi giấc mơ đổi đời, dù phải đối mặt với hiểm họa từ chốn rừng thiêng, nước độc… Chưa kể, sau khi cuốn theo những cơn lốc tìm trầm, kẻ đổi đời thì ít, người ôm nợ tăng lên.

Để đảm bảo an ninh trật tự và tuyên truyền cho người dân, huyện Kông Chro cũng đã chỉ đạo đến các cơ quan chức năng thường xuyên theo dõi và ngăn chặn việc người dân tự ý vào rừng tìm trầm, đồng thời không để các đối tượng lợi dụng tình hình này xâm hại đến tài nguyên rừng. Thượng tá Lê Hoài Nam- Trưởng Công an huyện Kông Chro cho biết: “Từ ngày 30-9, Công an huyện phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện đóng chốt 24/24 tại xã Ya Ma để ngăn chặn triệt để tình trạng này. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cử cán bộ, chiến sĩ đến tận nơi để vận động người dân quay trở về. Dù chưa xảy ra tình trạng mất an ninh trật tự trên địa bàn, nhưng chúng tôi sẽ kiên quyết xử lý nghiêm nếu có trường hợp nào vi phạm…”.
Lê Anh

Có thể bạn quan tâm

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

(GLO)- Chúng tôi không khỏi xúc động khi mới đây được trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thành-nguyên Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, người phụ nữ năm nay 95 năm tuổi đời, 78 năm tuổi Đảng với sự mẫn tiệp hiếm thấy.

Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Ayun Pa chữa cháy kho mì tại thôn Plei Tăng A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Lính cứu hỏa trên mặt trận không tiếng súng

(GLO)-Nghề nào cũng có vinh quang riêng, song với cán bộ, chiến sĩ phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, bên cạnh niềm tự hào nghề nghiệp còn là sự hy sinh thầm lặng. Trên mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng muôn vàn nguy hiểm, họ luôn dốc hết sức mình vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

(GLO)- Trong thời đại mà mỗi người đều có smartphone, mạng xã hội nhảy số từng giây, vẫn có những người đều đặn chờ báo giấy để đọc từng mục, gạch từng dòng. Vì lẽ đó, ở xã vùng sâu, xã biên giới, bưu tá vẫn lặng lẽ mang báo Đảng đến tay các cán bộ cơ sở, đảng viên, người có uy tín...

null