Lạ kỳ 'đá đẻ' ở làng Le

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bao đời nay, người Rơ Măm ở làng Le (xã Mo Rai, huyện Sa Thầy, Kon Tum) để hòn đá Yang Plút nơi vị trí trang trọng nhất trong nhà rông và xem đó như linh hồn, vật báu bất khả xâm phạm. Đồng bào tin Yang Plút một nửa là đá, nửa còn lại là ngà voi, cứ vài năm lại “đẻ” ra một hòn nhỏ khác.

 

Già A Ren cho Yang Plút “ăn”
Già A Ren cho Yang Plút “ăn”



Người tốt bụng sẽ được chọn cho đá “ăn”

Làng Le cách thành phố Kon Tum (tỉnh Kon Tum) hơn 120km. Để đến được nơi này phải men theo con đường vắt vẻo qua hàng chục sườn núi. Ngày mưa tháng 9 đường trơn trượt, nguy hiểm, nhưng khi chúng tôi “ngoi” tới đỉnh, cảnh đẹp hùng vĩ hiện ra dù từng cụm mây vẫn trút mưa xuống dòng sông uốn lượn trên đất Kon Tum. Sau khi mãn nhãn với bồng lai tiên cảnh, chúng tôi tiếp tục đổ dốc xuống làng Le.

Dưới hiên nhà sàn, già làng A Blong (68 tuổi) ngồi uống trà nóng nhìn mưa rừng rả rích. Ngó khách lạ, già làng A Blong không hỏi gì, chỉ đưa tay với bình trà rót sẵn vào 2 ly. Nghe khách giới thiệu là phóng viên đến tìm hiểu về Yang Plút, già làng A Blong mỉm cười hỏi chúng tôi có ở lại qua đêm không, vì già sẽ kể cho nghe rất nhiều câu chuyện kỳ bí về hòn đá này.

Già A Blong kể: Cách đây hơn 100 năm, một thợ săn vào rừng, đến dốc Đỏ thì con chó của anh chạy đến sủa vào cục đá có hình thon dài, nặng gần 10kg. Người thợ săn không quan tâm đến hòn đá, bế con chó đi tiếp. Nhưng bước được vài trăm mét, chú chó lại nhảy khỏi tay, chạy đến sủa inh ỏi vào hòn đá. Thấy điều bất thường, người thợ săn quyết định dùng dao cạo cục đá thì phát hiện một nửa có màu trắng như ngà voi, nửa còn lại là đá. Chưa từng thấy hòn đá như thế bao giờ. Thợ săn quyết định đem cục đá về nhà. Mờ sáng, tiếng kẻng nhà rông gọi cả làng đến.

Đứng giữa sàn nhà rông, chủ làng nói hôm qua mơ thấy Yang (thần linh), Yang nói đang ở trong một ngôi nhà gần bờ suối làng Le. Chàng thợ săn nghe vậy liền kể lại câu chuyện của mình ngày hôm qua. Nghe xong, chủ làng nói người dân hãy mổ heo mừng Yang về. Sau đó hòn đá được đặt tên là Yang Plút để ở vị trí trang trọng nhất tại nhà rông làng Le. Tối đến, chủ làng mơ thấy Yang cảm ơn dân làng Le, hứa sẽ giúp người dân hạnh phúc, nuôi được con trâu béo, lúa đổ đầy kho.

Câu chuyện khiến chúng tôi càng tò mò về hòn đá Yang Plút này, tuy nhiên, già làng A Blong cảnh báo, bây giờ không thể gặp được Yang Plút, mà phải đến thời điểm làm lễ mới được gặp. Lúc đó, ai chụp ảnh, quay phim cũng được. “Nếu tự tiện vào sờ thì sẽ bị bệnh. Cách đây gần chục năm có một du khách đến tự ý sờ vào, vài ngày sau về mang bệnh mà chết”- Già làng A Blong cảnh báo.

Theo già làng A Blong, ngày cho Yang Plút ăn không diễn ra theo hàng năm, mà khi nào người dân làng Le có nhiều hạt lúa, con trâu béo sẽ là lúc chọn ngày đẹp làm lễ. Lễ vật là máu gà, heo, dê, trâu trộn lại, sau đó người tốt bụng nhất làng sẽ thực hiện nghi thức cho Yang Plút ăn. “Người được chọn để cho Yang ăn phải là người tốt cái bụng, không làm điều xấu, nói điều hay cho dân làng học theo. Bản thân tôi là già làng nhưng cũng không được chọn vì tôi chưa phải là người tốt nhất, vì còn khuyết điểm. Nếu chọn người không tốt thì Yang Plút sẽ phạt. Làng Le bây giờ chỉ có ông A Ren được chọn để cho Yang Plút ăn thôi” - Già làng A Blong nói.

Ông A Ren (64 tuổi) được chọn là người cho Yang Plút ăn từ 20 năm trước. Trước ông A Ren là 4 người khác, vì tuổi cao nên đã mất. Ông nói, trước khi cho Yang Plút ăn, sẽ đến nhà rông gõ kẻng họp làng. Sau khi thống nhất ngày giờ, những thanh niên trai tráng sẽ dựng cây nêu được cột xung quanh là những con vật sẽ được tế lễ. Ngày đầu tiên sẽ mở cửa nhà rông đưa Yang Plút xuống để chính giữa cây nêu. Dân làng đứng vòng quanh nhảy múa, nướng con heo uống với rượu cần. Mọi người say sưa ngủ lại xung quanh Yang Plút. Trong khoảng 7 đến 9 giờ sáng ngày thứ hai sẽ đưa Yang Plút vào giữa nhà rông, sau đó lấy máu những con vật được tế lễ trộn lại với nhau trong một thau đồng rồi thực hiện nghi thức cho ăn (rửa đá). Trong lúc cho Yang Plút ăn, người thực hiện sẽ cầu xin “Tôi xin Yang cho tất cả con cháu người dân Rơ Măm sức khoẻ, không đau ốm, nuôi con trâu béo, cây lúa nhiều hạt, cây mì củ to. Người dân chúng tôi sẽ nhớ tới Yang Plút,…”. Cho Yang Plút “ăn” xong, máu sẽ được đổ ngang con đường vào làng Le, việc này với ý nghĩa sẽ ngăn được người xấu bụng vào làng quậy phá.

Ông A Ren khẳng định với chúng tôi đã nhiều lần chứng kiến từ bụng của Yang Plút “đẻ” ra những viên đá nhỏ khác. Đến nay có tổng cộng 34 hòn đá (to bằng hạt mít hoặc nắm tay người lớn) được Yang Plút “đẻ” ra. Đá “đẻ” tín hiệu báo năm tới mùa màng bội thu, con cháu khoẻ mạnh.

Ðổi mới làng Le

Là người có tiếng làm ăn giỏi, anh A Thu (SN 1978) đang có 1 ao cá rộng hơn 1.000m2, 3 ha mì, 6 con dê. Ước tính mỗi năm thu hàng trăm triệu đồng. Nói về Yang Plút, anh A Thu chia sẻ “Mình không biết thần linh là có thật hay không. Nhưng phong tục cho Yang Plút ăn đã có từ lâu đời ở làng Le, nó giúp người Rơ Măm yên tâm làm việc, sống tốt với nhau, không trộm cắp. Với lại khi dân làng Le thu được nhiều lúa gạo thì mới góp gà, trâu làm lễ, tụ họp nhảy múa với nhau. Chứ không phải năm nào cũng làm lễ mà gây tốn kém”.

Theo ông Trần Văn Tiên - Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Sa Thầy, người dân tộc thiểu số thường đi tìm một vật có cấu trúc đặc biệt trên rừng về để treo ở nhà rông và nói đó là vật thiêng rồi truyền từ đời này sang đời khác. Đây là quan niệm thờ đa thần (thần đá, thần cây, thần sông,…), xem như Yang về làng trú ngụ với mong muốn được che chở, bảo vệ. Chuyện đá Yang Plút ở làng Le “đẻ” ra những hòn đã nhỏ khác mới chỉ được nghe dân làng kể, chưa có xác tín nào từ góc nhìn chuyên môn.    


 

Nhà rông làng Le nơi để Yang Plút
Nhà rông làng Le nơi để Yang Plút


Ông Trần Văn Tiên, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Sa Thầy cũng cho biết, Rơ Măm là dân tộc rất đặc biệt, trang phục truyền thống màu trắng khác lạ với hoa văn đặc biệt hơn so với những dân tộc khác. Đây cũng là một trong những dân tộc ít người nhất Việt Nam, hiện chỉ có gần 500 người và chỉ sống ở làng Le. Huyện rất quan tâm đến đời sống của bà con, đã ưu tiên đầu tư vào làng Le về cơ sở hạ tầng, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa.

Tiến Lê (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Tiết mục hát dân ca của em Đinh Doanh và đoàn nghệ nhân xã Pờ Tó trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tại huyện Ia Pa. Ảnh: V.C

Cồng chiêng cuối tuần trở lại Ia Pa

(GLO)- Tối 17-11, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tiếp tục được tổ chức tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Chương trình mang đến nhiều tiết mục đặc sắc làm nức lòng người dân và du khách.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.