Kỷ vật về tình quân dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang lưu giữ rất nhiều hiện vật lịch sử thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Hầu hết hiện vật đều do cán bộ và cựu chiến binh từng chiến đấu tại chiến trường Gia Lai trao tặng. Trong số đó, chiếc ca nhôm của ông Nguyễn Hùng (Lê Tam)-nguyên Bí thư Tỉnh ủy là “kỷ vật về tình quân dân”.
Ảnh: Nguyễn Anh Minh
Ông Nguyễn Hùng (tên thường gọi là Lê Tam). Ảnh: Nguyễn Anh Minh
Ông Nguyễn Hùng (tên thường gọi là Lê Tam) sinh năm 1934 tại thôn Mỹ Trang, xã Phổ Cường, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Xã Phổ Cường trong kháng chiến chống Pháp là 1 trong 2 xã kiểu mẫu của Liên khu 5. Nơi đây đã sinh ra nhiều cán bộ sĩ quan trung cao cấp cho Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tháng 1-1946, ông Nguyễn Hùng dạy bình dân học vụ ở thôn Mỹ Trang. Giữa năm 1948, ông tham gia Hội Nông dân cứu quốc huyện Đức Phổ. Đầu năm 1950, ông tình nguyện lên Tây Nguyên công tác. Tổ chức phân công ông làm văn thư Huyện ủy Đak Bơt, rồi làm Đội trưởng Đội vũ trang xây dựng, kiêm Bí thư Đảng ủy xã Đê Ar, sau đó là xã Yang Nam và xã Sró (huyện Đak Bơt, tỉnh Gia Kon). Do hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao nên ông Nguyễn Hùng được kết nạp vào Đảng ngày 27-10-1950.
Sau Hiệp định Genève (1954), ông Nguyễn Hùng được tổ chức phân công ở lại Gia Lai hoạt động, công tác tại Văn phòng Huyện ủy huyện 7. Sau đó, ông được cử làm Bí thư xã Ya Hội rồi Bí thư xã Sró. Đến cuối năm 1960, ông chuyển lên làm cán bộ Tuyên huấn Tỉnh ủy, sau qua phụ trách Trường Đảng tỉnh Gia Kon. Thời gian công tác sau này, ông làm Bí thư Huyện ủy các huyện 1, 6, 5, 8, 4 và Mang Yang. Từ tháng 5-1996 đến 12-1999, ông là Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai, Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh, Ủy viên Đảng ủy Quân sự Quân khu 5. Năm 2001, ông nghỉ hưu và mất năm 2013.
Chiếc ca nhôm của ông Nguyễn Hùng do các chiến sĩ Đoàn Chiến Thắng (tên khi mới thành lập của Sư đoàn 320, Quân đoàn 3) làm bằng ống pháo sáng thu được của quân đội Mỹ. Khi Ban Chỉ huy Sư đoàn 320 từ B3 xuống đứng chân ở H4 (khu 4) đã tặng ông Nguyễn Hùng chiếc ca nhôm này. Lúc đó, ông là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy H4.
Chiếc ca nhôm có dạng hình trụ, đường kính 7,7 cm, có nắp đậy và quai cầm. Nắp đậy được buộc dây dù nối với quai cầm để tránh bị rơi. Quai cầm được bọc bởi một lớp lưới bằng hai loại dây nhựa mềm màu vàng và màu xanh, đan thủ công với nhau rất đẹp và chắc chắn. Trên thân ca nhôm khắc thủ công dòng chữ “Đoàn Chiến Thắng kính tặng đ/c Tam”.
Chiếc ca nhôm của ông Nguyễn Hùng (Lê Tam). Ảnh: Nguyễn Anh Minh
Chiếc ca nhôm của ông Nguyễn Hùng (Lê Tam). Ảnh: Nguyễn Anh Minh
Thời chiến tranh, cán bộ, chiến sĩ chủ yếu sử dụng những chiếc ca tráng men do Trung Quốc sản xuất. Vì vậy, chiếc ca nhôm trở nên nổi bật. Ông Nguyễn Hùng rất thích chiếc ca nhôm do Đoàn Chiến Thắng tặng. Ông luôn mang theo nó bên mình. Trong suốt 15 năm giải quyết vấn đề FULRO ở Gia Lai, bám trụ ở các làng tại địa bàn trọng điểm Mang Yang, ông vẫn luôn giữ chiếc ca nhôm bên cạnh. Sau này nghỉ hưu, ông vẫn sử dụng chiếc ca này để uống nước. Trong lá thư gửi kèm theo đến Bảo tàng tỉnh ngày 19-5-2008, khi hiến tặng hiện vật, ông gọi chiếc ca nhôm là “kỷ vật về tình quân dân”. Ông Nguyễn Hùng cũng không quên dặn dò những người làm bảo tàng là khi ghi chú thích cho hiện vật ông tặng phải ghi “hết sức khiêm tốn”. Ngoài chiếc ca nhôm, ông Nguyễn Hùng còn hiến tặng nhiều hiện vật quý liên quan đến cuộc đời hoạt động cách mạng của mình trên mảnh đất Gia Lai.
Đối với những người đã từng trải qua sự khó khăn, gian khổ, hy sinh trong chiến tranh thì mọi vật bình thường trong đời sống sinh hoạt của họ đều được xem như kỷ vật vô giá. Nhưng để góp phần phát huy truyền thống, giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ, họ đã sẵn sàng hiến tặng các kỷ vật đó cho bảo tàng. Ông Nguyễn Hùng cũng đã tặng chiếc ca nhôm “kỷ vật về tình quân dân” cho bảo tàng bởi lý do như vậy.
NGUYỄN ANH MINH

Có thể bạn quan tâm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Lễ cúng bến nước. Ảnh: M.H

Bến nước buôn Pông

(GLO)- Bến nước, dòng sông cũng như tập tục của bà con Jrai đã trở nên quen thuộc với tôi trong thời gian dài công tác tại ngôi trường bên bờ sông Ba.

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Thần Bạch Mã (hay còn gọi là Thái giám Bạch Mã, Bạch Mã Thái giám) là vị thần có ảnh hưởng lớn trong đời sống tín ngưỡng dân gian ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Hiện nay, một số đình tại thị xã An Khê còn duy trì việc thờ cúng và gìn giữ sắc phong vua ban cho vị thần này.

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

(GLO)- Nhờ sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương và các đoàn thể chính trị-xã hội, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Jrai ở huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đang có cơ hội để nâng tầm phát triển và khẳng định giá trị trong đời sống hiện đại.

Lễ cúng Yă Pum bên bờ sông Ayun

Lễ cúng Yă Pum bên bờ sông Ayun

(GLO)- Sau một thời gian dài gián đoạn, UBND xã Ia Peng (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) vừa phục dựng lễ cúng Yă Pum của người Jrai tại thôn Sô Ma Hang A. Đây là hoạt động tâm linh với ý nghĩa xua đuổi tà ma, cầu bình an, sức khỏe cho dân làng.

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

(GLO)- Chuyện về các Pơtao Apui (Vua Lửa) sở hữu gươm thần có quyền năng hô mưa gọi gió không chỉ là huyền thoại mà gắn với dòng chảy văn hóa, lịch sử của người Jrai ở thung lũng Ayun Hạ (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) suốt nhiều thế kỷ qua.

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

(GLO)- Không chế độ phụ cấp, bổng lộc nhưng nhiều năm qua, các cụ từ, bà vãi trong đội hậu cần, ban nghi lễ tại các đình, miếu trên địa bàn thị xã An Khê vẫn thầm lặng, miệt mài với công việc. Sự tự nguyện ấy xuất phát từ tâm huyết dành cho văn hóa, di sản của cha ông.

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

(GLO)- Trên đời có thực sự tồn tại những con người có quyền năng hô mưa gọi gió? Chính hiện thực và truyền thuyết hư ảo đan cài vào nhau khiến lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui ở thung lũng Ayun Hạ trở thành một hiện tượng đặc biệt, hấp dẫn bởi sự linh thiêng, huyền bí.