Kỹ thuật mới xét nghiệm máu phát hiện sớm bệnh Alzheimer

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các nhà khoa học đã nghiên cứu phát triển thành công kỹ thuật xét nghiệm máu có thể phát hiện sớm bệnh Alzheimer và suy giảm nhận thức nhẹ với độ chính xác lần lượt là trên 96% và 87%.
Nhóm nghiên cứu khẳng định xét nghiệm máu có độ chính xác cao trong việc phân biệt giữa người mắc bệnh Alzheimer, suy giảm nhận thức nhẹ và người có nhận thức bình thường. Nguồn: Shutterstock

Nhóm nghiên cứu khẳng định xét nghiệm máu có độ chính xác cao trong việc phân biệt giữa người mắc bệnh Alzheimer, suy giảm nhận thức nhẹ và người có nhận thức bình thường. Nguồn: Shutterstock

Theo phóng viên TTXVN tại Hong Kong, Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong (Trung Quốc) - HKUST ngày 19/2 công bố thông tin nhóm nghiên cứu quốc tế do trường dẫn đầu gần đây đã nghiên cứu phát triển thành công kỹ thuật xét nghiệm máu có thể phát hiện sớm bệnh Alzheimer và suy giảm nhận thức nhẹ với độ chính xác lần lượt là trên 96% và 87%.

Theo các nhà nghiên cứu của HKUST, một trong những đặc điểm chính của bệnh Alzheimer là sự tích tụ các mảng amyloid có hại trong não, gây rối loạn chức năng tế bào não.

Việc đo mức amyloid chỉ có thể được thực hiện thông qua hình ảnh chụp não đắt tiền hoặc các phương pháp thu thập xâm lấn.

Hiện nay, việc chẩn đoán bệnh Alzheimer chủ yếu dựa vào quan sát triệu chứng lâm sàng, nhưng các triệu chứng lâm sàng chỉ xuất hiện sau khi phát bệnh từ 10 đến 20 năm, lúc này bệnh đã phát triển đến giai đoạn giữa và cuối và người bệnh khó có thể điều trị hiệu quả.

Nhóm nghiên cứu từ HKUST gần đây đã nghiên cứu một phương pháp xét nghiệm máu có thể phát hiện sớm bệnh Alzheimer và suy giảm nhận thức nhẹ với độ chính xác cao.

Nhóm nghiên cứu khẳng định xét nghiệm máu có độ chính xác cao trong việc phân biệt giữa người mắc bệnh Alzheimer, suy giảm nhận thức nhẹ và người có nhận thức bình thường, đồng thời có thể phát hiện bệnh lý amyloid trong não.

Cụ thể, kỹ thuật xét nghiệm máu do HKUST phát triển có thể đồng thời phát hiện những thay đổi về mức độ của 21 dấu ấn sinh học protein trong máu liên quan đến bệnh Alzheimer, từ đó phát hiện chính xác hơn bệnh Alzheimer và suy giảm nhận thức nhẹ, đồng thời theo dõi chặt chẽ sự phát triển của tình trạng này.

Giáo sư Nancy Ip, Hiệu trưởng HKUST, Giám đốc Trung tâm Bệnh thoái hóa thần kinh Hong Kong và là chủ nhiệm nghiên cứu, cho biết xét nghiệm máu xác định bệnh Alzheimer do nhóm HKUST phát triển rất đơn giản, hiệu quả, ít xâm lấn và có thể được sử dụng để sàng lọc những bệnh nhân thích hợp cho các thử nghiệm lâm sàng và điều trị bằng thuốc, đồng thời theo dõi chặt chẽ sự tiến triển của bệnh và phản ứng của thuốc.

Nghiên cứu được thực hiện với sự hợp tác giữa HKUST và Đại học College London. Các kết quả nghiên cứu có liên quan gần đây đã được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội bệnh Alzheimer.

Có thể bạn quan tâm

Đi chơi cùng... AI

Đi chơi cùng... AI

Không nhất thiết phải tìm đến “tour guide”, chỉ cần chiếc điện thoại thông minh, những người mê xê dịch có thể khám phá sâu mỗi vùng đất nơi họ muốn đến.

Triển khai quyết định về Người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm

Gia Lai triển khai đề án Người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành văn bản số 846/UBND-KGVX triển khai nội dung Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 20-2-2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm”.

Vì sao Zalo và Telegram dễ bị hack?

Vì sao Zalo và Telegram dễ bị hack?

Chuyên gia an ninh mạng Ngô Minh Hiếu vừa liên tiếp có những cảnh báo về bảo mật đối với các ứng dụng mạng xã hội phổ biến hiện nay là Zalo và Telegram. Vì sao các ứng dụng này lại dễ bị chiếm quyền quản lý như vậy?