Kông Pla: Vang mãi tiếng cồng chiêng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Xã Kông Pla (huyện Kbang) có 4 làng đồng bào dân tộc thiểu số. Bà con các làng này vẫn ngày ngày gắn bó với cồng chiêng, coi đó là cội nguồn của bản sắc văn hóa để bảo tồn, phát huy và tiếp tục trao truyền cho thế hệ trẻ.
Làng cồng chiêng
Làng Groi được coi là “cái nôi” của cồng chiêng ở Kông Pla. Từ già đến trẻ, ai cũng yêu quý và biết đánh cồng chiêng. Hiện nay, làng đang duy trì 3 đội cồng chiêng gồm đội người lớn, đội thiếu nhi và đội phụ nữ. Sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã giúp âm thanh cồng chiêng của làng vang vọng mãi.
Đội cồng chiêng nữ của làng Groi thành lập cách đây chừng 2 năm với 30 thành viên. Khác với buổi đầu ngại ngùng gõ từng nhịp chiêng, từng thành viên trong đội miệt mài tập luyện và ngày càng thuần thục, kết hợp ăn ý khi diễn tấu. Chị Đinh Thị Ngem cho hay: Trước nay, chị vẫn nghĩ, chỉ có đàn ông mới được đánh cồng chiêng cho đến khi tham gia vào đội chiêng nữ của làng. “Ban đầu bỡ ngỡ lắm vì mình chỉ múa xoang chứ chưa đánh chiêng thử bao giờ. Chị em ai cũng thấy khó nhưng vui lắm nên cố gắng luyện tập. Truyền thống của dân tộc mà, mình phải học chứ”-chị Ngem vui vẻ nói.
Một đội cồng chiêng thiếu nhi biểu diễn tại Liên hoan nghệ thuật cồng chiêng xã Kông Pla (huyện Kbang). Ảnh: P.L
Một đội cồng chiêng thiếu nhi biểu diễn tại Liên hoan nghệ thuật cồng chiêng xã Kông Pla (huyện Kbang). Ảnh: P.L
Được coi là “hạt nhân” của xã, đội cồng chiêng “nhí” làng Groi với 45 thành viên thường xuyên đại diện tham gia tại các kỳ liên hoan, hội thi, hội diễn các cấp và đều đạt thành tích cao. Em Đinh Ngọc Hân tham gia đội chiêng từ năm 2012. Mỗi lần làng, xã có lễ hội hay được triệu tập để tham gia các sự kiện lớn, Hân lại háo hức tập luyện, biểu diễn. Với sự hướng dẫn tận tình của nhiều nghệ nhân có kinh nghiệm, đội chiêng “nhí” dần quen và yêu thích âm thanh trầm bổng của loại nhạc cụ dân tộc độc đáo này. Hân bày tỏ: “Không chỉ học cách đánh chiêng sao cho đúng nhịp, em còn học các nghệ nhân cách biểu diễn, biểu cảm, cách bước đi sao cho phù hợp với từng nhịp chiêng, bài chiêng. Mỗi lần biểu diễn, em cảm thấy rất vui và tự hào”.
Cũng vì coi cồng chiêng như báu vật nên làng Groi sở hữu nhiều cồng chiêng nhất xã Kông Pla. Ngoài bộ chiêng chung còn có 30 bộ chiêng được các gia đình lưu giữ; nhiều nhà có đến 3 bộ. Đây là điều mà mỗi khi nhắc đến, người dân làng Groi đều rất tự hào. Trò chuyện với P.V, ông Gruôl chia sẻ, ông xem bộ cồng chiêng thước 5 đang sở hữu như một gia tài. “Tôi mua bộ cồng chiêng này từ năm 1989 để dùng trong những nghi lễ của gia đình. Người trong làng có việc đến mượn tôi cũng vui vẻ đồng ý. Chiêng với người Bahnar quý lắm, chỉ để dành sau này cho con cháu thôi”-ông Gruôl tâm sự.
Để tiếng chiêng vang mãi 
Xã Kông Pla có 4 làng đồng bào dân tộc thiểu số nhưng có đến 9 đội cồng chiêng, trong đó có 2 đội chiêng thiếu nhi và 2 đội chiêng nữ. Các gia đình còn lưu giữ 83 bộ cồng chiêng. Chị Nguyễn Thị Hồng Trinh-cán bộ Văn hóa xã-cho biết: “Những năm qua, cùng với sự tuyên truyền, vận động của chính quyền xã, bà con các làng ngày càng nâng cao ý thức bảo tồn, phát huy giá trị không gian văn hóa cồng chiêng. Bằng chứng là cồng chiêng được gìn giữ tốt hơn, đội ngũ tham gia biểu diễn cồng chiêng ngày càng được trẻ hóa và duy trì sinh hoạt thường xuyên, tạo thành phong trào sôi nổi. Nhờ đó mà cồng chiêng được gìn giữ một cách hiệu quả”.
Văn hóa truyền thống vẫn được gìn giữ trong các ngôi làng dân tộc thiểu số ở Kông Pla. Ảnh: P.L
Văn hóa truyền thống vẫn được gìn giữ trong các ngôi làng dân tộc thiểu số ở Kông Pla. Ảnh: P.L
Theo chị Trinh, cấp ủy, chính quyền xã Kông Pla đã có nhiều giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị cồng chiêng, trong đó có việc hỗ trợ kinh phí cho các làng mua sắm, sửa chữa cồng chiêng, đầu tư trang phục, đạo cụ biểu diễn. Đồng thời, đều đặn 2 năm một lần, xã tổ chức liên hoan cồng chiêng nhằm tạo điều kiện cho các đội cồng chiêng được gặp gỡ, giao lưu, học hỏi. “Dự kiến năm nay xã sẽ tổ chức Liên hoan nghệ thuật cồng chiêng. Mỗi làng sẽ có 2 đội cồng chiêng tham gia gồm chiêng người lớn và chiêng thiếu nhi. Ngoài ra, xã còn tổ chức lồng ghép một số nội dung văn hóa khác. Liên hoan nhằm khơi dậy tình yêu của bà con với nét sinh hoạt văn hóa truyền thống, đặc biệt là thế hệ trẻ để tiếng chiêng vang mãi”-chị Trinh cho biết thêm.
PHƯƠNG LINH

Có thể bạn quan tâm

Lễ báo hiếu: Thơm thảo tấm lòng con cái

Lễ báo hiếu, thơm thảo tấm lòng con cái

(GLO)- Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, người Bahnar luôn nhắc nhau: “Phải kính trọng cha mẹ như mặt trăng, kính trọng ông bà như mặt trời”. Khi đã trưởng thành, con cái đều nghĩ đến việc tổ chức lễ báo hiếu cha mẹ (teh nhung ăn kră).

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai ban hành QĐ số 60/2024/QĐ-UBND quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” để hướng dẫn thực hiện, bảo đảm phù hợp với đặc thù văn hóa và tình hình kinh tế-xã hội của địa phương.

Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia vừa họp, bỏ phiếu thống nhất đề xuất Thủ tướng Chính phủ công nhận Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo là di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh: Ngọc Minh

Chuyện làm hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, những người làm công tác di sản văn hóa (như cách gọi ngày nay) của tỉnh Gia Lai-Kon Tum bắt tay vào việc thu thập thông tin để làm hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng, trong đó có hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo.

Chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh)

Vọng tiếng chuông ngân

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nhiều ngôi chùa bắt đầu bằng chữ Bửu như chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh), Bửu Thắng, Bửu Nghiêm, Bửu Hải (TP. Pleiku). Riêng cái tên Bửu Tịnh được đặt cho 2 ngôi chùa, 1 ở Ayun Pa, 1 ở Krông Pa. Nhà tôi ở gần chùa Bửu Tịnh (xã Phú Cần, huyện Krông Pa).

Nét đẹp tặng chữ đầu xuân

Nét đẹp tặng chữ đầu xuân

(GLO)- Mỗi dịp Tết đến Xuân về, người dân Việt lại náo nức với những phong tục truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc. Trong đó, nét đẹp tặng chữ đầu xuân đã trở thành một truyền thống hiếu học của dân tộc và mang ý nghĩa cầu chúc may mắn, tài lộc, hạnh phúc cho năm mới.

Một dòng huyền tích

Một dòng huyền tích

Mỗi lần đi qua cầu Đuống, tôi bất giác nhìn về phía hạ lưu, trong đầu ngân lên mấy câu thơ của Hoàng Cầm “Sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh, nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ”.

Theo dấu sử thi

Theo dấu sử thi

Tôi về xã Ea Tul (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) vào một dịp ngành văn hóa Đắk Lắk phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức lớp truyền dạy hát kể sử thi (khan) cho lớp trẻ.