Giải mã tại sao cú từng được coi là biểu tượng của "Thần chiến tranh" và được thờ cúng thời cổ xưa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hình tượng cú từng được đẩy lên mức “Thần chiến tranh" và theo các chuyên gia, người cổ xưa có thời điểm nghĩ rằng chúng là biểu tượng chiến thắng kẻ thù.

 

 



Cổ vật bằng đồng này là một kho báu cấp quốc gia được trưng bày trong bảo tàng tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Hình dạng của nó rất kỳ lạ. Thoạt nhìn, nó trông giống như một con chó ngồi xổm. Nhưng nhìn kỹ thì phần đầu lại hơi giống đầu mèo, tuy nhiên trên lưng lại có cánh, phía cuối có đuôi, kèm phần chân sau cùng hai chân trước tạo nên thế kiềng 3 chân vững chắc.

Theo tìm hiểu, cổ vật này có niên đại hơn 3000 năm tuổi, đến từ thời nhà Thương, được người xưa gọi là "hào đôn", và là dụng cụ được sử dụng để đựng rượu. "Hào" chính là cách gọi khác của loài Cú thời cổ đại. Đã từng có cư dân mạng gọi đùa món đồ này là "Angry Bird" phiên bản nhà Thương!


 

Cổ vật bằng đồng này là một kho báu cấp quốc gia được trưng bày trong bảo tàng tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Hình dạng của nó rất kỳ lạ
Cổ vật bằng đồng này là một kho báu cấp quốc gia được trưng bày trong bảo tàng tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Hình dạng của nó rất kỳ lạ


 Theo báo cáo, năm 1975, gần khu tàn tích ở An Dương (Anyang), tỉnh Hà Nam, các nhà khảo cổ đã vô tình phát hiện ra một ngôi mộ cổ. Theo thẩm định, đây là ngôi mộ của một người phụ nữ huyền thoại hơn 3.000 năm trước ở giữa nhà Thương. Người phụ nữ này là vợ của Vũ Đinh – vị vua thứ 22 của nhà Thương trong lịch sử Trung Quốc.   

Theo ghi chép lịch sử, Vũ Đinh là một vị vua cần chính khai minh, được định nghĩa trong bốn chữ "Vũ Đinh trung hưng" (chấn hưng nhà Thương). Tuy nhiên, ít ai biết rằng, một nửa phần chấn hưng đó lại thuộc về vương hậu Phụ Hảo.  Trong rất nhiều giáp cốt văn được khai quật ở An Dương, nhiều tài liệu ghi chép lại Phụ Hảo đã tắm máu sa trường, mở rộng lãnh thổ và còn đóng vai trò quan trọng trong các buổi tế lễ quan trọng.


 

Đã từng có cư dân mạng gọi đùa món đồ này là
Đã từng có cư dân mạng gọi đùa món đồ này là "Angry Bird" phiên bản nhà Thương



 Nói cách khác, vị vương hậu này không chỉ là một chiến lược gia, mà còn là một chính trị gia. Tuy nhiên, thật đáng tiếc khi người phụ nữ huyền thoại trong lịch sử này lại mất sớm ở tuổi ba mươi.

Thương vương Vũ Đinh, người luôn nhớ nhung về hoàng hậu của mình, đã vô cùng đau buồn khi người ra đi. Các chuyên gia tin rằng việc chôn cú đồng cùng người là cách để Vũ Đinh nhấn mạnh địa vị và quyền lực của Phụ Hảo. Đó này có liên quan đến tục sùng bái của người nhà Thương. 

Vào thời cổ đại, người ta lưu truyền câu nói: "Huyền điểu sinh thương". Thương vương Định Vũ vốn luôn mĩ hóa bản thân, cho rằng mình là hậu nhân của thần điểu. Tuy nhiên, "huyền điểu" là loài chim gì, thì trong lịch sử không có ghi chép cụ thể.



 

Hầu hết các chuyên gia tin rằng
Hầu hết các chuyên gia tin rằng "huyền điểu" được người xưa nói đến là "hào" (vọ) – cách gọi cổ xưa của cú.



Tuy nhiên, sau các cuộc khai quật khảo cổ, hầu hết các chuyên gia tin rằng "huyền điểu" được người xưa nói đến là "hào" (vọ) – cách gọi cổ xưa của cú. Bởi vì cho đến nay, các tạo hình điểu làm bằng đá, gốm sứ, hoặc đồng được tìm thấy trong thời nhà Thương hoặc trước đó đều chỉ có con cú. Đặc biệt trong số các đồ nghi lễ bằng đồng của nhà Thương, tạo hình loài chim thường thấy nhất là cú.

Ngoài ra, theo các học giả, chữ tượng hình "thương" trong giáp cốt văn rất giống tạo hình của khuôn mặt cú. Điều này cho thấy, đối với triều đại nhà Thương, người dân có thói quen thờ điểu (chim), và loài cú là đối tượng thờ cúng chính của họ! Điều này gây khó hiểu với chúng ta. Bởi lẽ, không chỉ châu Á, mà tại châu Âu, cú là loài chim không được hoan nghênh. Nhưng tại sao, người nhà Thương cổ đại có thể tôn thờ con cú?

Trong thực tế, loại thờ cúng này thay đổi theo thời đại. Nhiều người đã nghe nói về nữ thần Athena trong thần thoại Hy Lạp. Trong thần thoại Hy Lạp, Athena đại diện cho sự khôn ngoan, lý trí và sự công bằng. Loài chim cô yêu thích là một con cú, cũng là tôn thờ của người Hy Lạp cổ đại, tại sao?

Theo lý giải, là một loài chim săn đêm, cú có thể nhìn trong bóng tối và tĩnh tâm trong sự hỗn loạn. Đây là sự khôn ngoan mà loài cú được tạo hóa ban tặng. Các chuyên gia tin rằng vào thời cổ đại, dù ở phương Đông hay phương Tây, đặc tính này của loài cú có thể đã được mọi người công nhận, bởi vậy họ thờ cú.

Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng có một lý do khác khiến người nhà Thương tôn sùng con cú. Nhiều cổ vật được khai quật trong các ngôi mộ cổ của nhà Thương có hình ảnh của một con cú, thậm chí một số cổ vật tạo hình cú còn được chế tạo đặc biệt hoặc cường điệu hóa. Ví dụ như miệng đặc biệt sắc nét, khuôn mặt hung dữ , hoặc đôi chân cách điệu. Theo quan niệm, ngoài đôi mắt, cú đặc biệt nhanh nhạy khi săn đêm.  Do đó, một số chuyên gia tin rằng người nhà Thương đã đẩy hình tượng cú lên mức "Thần chiến tranh" và nghĩ rằng chúng là biểu tượng chiến thắng kẻ thù. 



 

Nhiều cổ vật được khai quật trong các ngôi mộ cổ của nhà Thương có hình ảnh của một con cú, thậm chí một số cổ vật tạo hình cú còn được chế tạo đặc biệt hoặc cường điệu hóa.
Nhiều cổ vật được khai quật trong các ngôi mộ cổ của nhà Thương có hình ảnh của một con cú, thậm chí một số cổ vật tạo hình cú còn được chế tạo đặc biệt hoặc cường điệu hóa.



Phụ Hảo đã dẫn quân nhiều lần và có những đóng góp cho sự phát triển của triều đại nhà Thương. Đó là vị thần chiến tranh của Vũ Đinh. Vị vương hậu này là một người rất thông minh và sáng suốt, là cánh tay phải của Vũ Đinh. Ở một khía cạnh nào đó, Vũ Đinh cho rằng Phụ Hảo là hóa thân của "Huyền điểu". 

Vậy, tại sao một loài "thần điểu" như vậy lại trở thành loài chim đáng ngại đối với mọi người trong hơn ba ngàn năm sau triều đại nhà Thương? Các chuyên gia tin rằng điều này có thể liên quan đến việc thay thế triều đại.

Như chúng ta đã biết, sau thời nhà Thương, đó là thời nhà Chu, vì cú là loài chim mà triều nhà Thương sùng bái, nên dĩ nhiên, người nhà Chu không thể để văn hóa nhà Thương ảnh hưởng và tồn tại.  Từ đây, mọi người bắt đầu kỳ thị loài cú, và cú trở thành một loài chim xấu.  

 

https://danviet.vn/giai-ma-tai-sao-cu-tung-duoc-coi-la-bieu-tuong-cua-than-chien-tranh-va-duoc-tho-cung-thoi-co-xua-20200515155726901.htm

Theo S.S (New QQ/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.