Kinh hoàng kho báu khổng lồ 3.500 tuổi nằm giữa 52 hài cốt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những hình ảnh radar xuyên đất ở Thụy Điển đã làm lộ ra chuỗi hầm mộ của một "giáo phái tử thần" cổ đại, nơi ẩn chứa một kho báu đầy cổ vật thuộc hàng quý giá nhất thế giới.

Trong bài báo khoa học vừa được đăng tải trên trang thông tin của Đại học Gothenburg (Thụy Điển), nhóm tác giả dẫn đầu bởi giáo sư Peter Fishcher và tiến sĩ Teresa Burge cho biết họ đã tìm thấy một dạng kết cấu bí ẩn dưới lòng đất, trông như những cái hốc, tập trung ở phía Đông thành phố cổ Hala Sultan Tekke, thuộc bờ Tây hồ muối Larnaca, Cyprus.
 

 Cận cảnh một số cổ vật độc nhất vô nhị, là cả một kho báu cả về giá trị tài chính lẫn giấ trị lịch sử - Ảnh: ĐẠI HỌC GOTHENBURG
Cận cảnh một số cổ vật độc nhất vô nhị, là cả một kho báu cả về giá trị tài chính lẫn giấ trị lịch sử - Ảnh: ĐẠI HỌC GOTHENBURG



Những khảo sát trực tiếp sau đó đã hé lộ hầm chôn cất tập thể khoảng 3.500 tuổi, với vô số đồ tùy táng xa hoa, là các bảo vật được đem về từ khắp thế giới.

 

Những bộ hài cốt nằm giữa
Những bộ hài cốt nằm giữa "kho báu" - Ảnh: ĐẠI HỌC GOTHENBURG



Theo Acient Origins, bên trong lăng mộ tập thể này là một kho báu thực sự. Nhiều cổ vật được tìm thấy trong tình trạng nguyên vẹn đáng kinh ngạc. Đáng chú ý nhất có thể là chiếc bình gốm Hy Lạp cổ đại hoàn chỉnh duy nhất từng được khai quật trên thế giới, chế tác khoảng năm 1350 trước Công Nguyên với các hình vẽ tinh xảo mô tả một chiến binh trên xe ngựa. Bên cạnh đó là một con dấu nguyên vẹn từ Babylon, được khắc từ năm 1800 trước Công Nguyên; một con bọ hung Ai Cập quý hiếm từ năm 1350 trước Công Nguyên...
 

Ảnh: ĐẠI HỌC GOTHENBURG
Ảnh: ĐẠI HỌC GOTHENBURG



Ngoài ra, còn có rất nhiều bảo vật hiếm thấy được những người cổ đại nhập về từ Thổ Nhĩ Kỳ, Crete, Syria, Lebanon, Israel, Palestine...

Bên trong hầm mộ có tổng cộng 52 bộ hài cốt, kết quả phân tích cho thấy tuy sống đời xa hoa nhưng những người này bị ảnh hưởng bởi các bệnh do ký sinh trùng và nhiễm độc do nền công nghiệp khai thác đồng của thành phố, vì thế người lớn tuổi nhất chỉ khoảng 40.

Kết cấu ngôi mộ và một số đồ tùy táng mang tính lễ nghi cho thấy những người này thuộc một giáo phái sung bái tử thần "độc nhất vô nhị". Chính hầm mộ này cũng là nơi đã diễn ra rất nhiều nghi lễ của giáo phái này.

Bản thân thành phố cổ chứa di tích kỳ thú này đã bị bỏ hoang từ khoảng năm 1150 trước Công Nguyên.

Theo Thu Anh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Phát huy sức mạnh văn hóa

Phát huy sức mạnh văn hóa

Khi các giá trị văn hóa, di sản và nghệ thuật tạo ra lợi nhuận nó không chỉ tự “nuôi sống” mình mà còn góp phần tạo thêm những nguồn lực mới, tác động tích cực đến các lĩnh vực khác của ngành công nghiệp văn hóa.

Dùng mặt nạ kỹ thuật số để phục hồi tranh. (Ảnh: Franetic)

Công nghệ đột phá phục chế tranh cổ chỉ trong vài giờ

(GLO)-Với những bức tranh có niên đại hàng thế kỷ, bị hỏng nặng, việc phục chế gặp nhiều rủi ro và tiêu tốn thời gian. Một bước đột phá về công nghệ vừa được các nhà khoa học thử nghiệm thành công, đã giải quyết được khó khăn này, đó là phương pháp mặt nạ kỹ thuật số.

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui là hiện tượng văn hóa xã hội đặc sắc của cộng đồng người Jrai ở Plei Ơi, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Nghi lễ này tập hợp nhiều biểu tượng văn hóa độc đáo giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới tâm linh của cư dân bản địa.

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

“Khánh Hòa là xứ trầm hương/Non cao biển rộng người thương đi về” - những câu thơ của nhà nghiên cứu Quách Tấn trong biên khảo Xứ trầm hương vừa là sự khẳng định danh xưng của một miền đất, vừa như lời mời gọi lữ khách bốn phương tìm về với thủ phủ của trầm hương Việt Nam.

Kể chuyện buôn làng bằng thanh âm sáo trúc

Kể chuyện buôn làng bằng thanh âm sáo trúc

(GLO)- Ở buôn E Kia (xã Ia Rsai, huyện Krông Pa), ông Hiao Thuyên được biết đến là một nghệ nhân tài hoa khi giỏi cả sáo trúc, biểu diễn cồng chiêng, hát dân ca... Bằng những việc làm thiết thực, ông đã góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Jrai và xây dựng khối đại đoàn kết ở buôn làng.

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

(GLO)- Tuy có sự phát triển của hệ thống thủy lợi song lễ cúng cầu mưa vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống cư dân vùng thung lũng Cheo Reo. Sự đa dạng trong nghi thức cúng của mỗi cộng đồng dân cư đã góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Biểu tượng vũ trụ trên cây nêu của người Bahnar

Biểu tượng vũ trụ trên cây nêu của người Bahnar

(GLO)- Người Bahnar quan niệm rằng mọi sự vật, hiện tượng đều có sự hiện diện của thần linh và con người phải tôn trọng, thờ cúng. Vì vậy, họ có nếp sống, sinh hoạt văn hóa với hệ thống lễ hội vô cùng phong phú, gắn với vòng đời người và chu kỳ canh tác nông nghiệp.

null