Khu vực Đông Nam Gia Lai: "Sốt" đất nông nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau 2 vụ thuốc lá liên tiếp đạt kết quả cao, vụ Đông xuân 2009-2010, vùng Đông Nam Gia Lai đang lên “cơn sốt” đua nhau đi thuê đất trồng thuốc lá.

Tranh nhau thuê đất

Bí thư Đảng ủy xã Ia Broăi (huyện Ia Pa), ông Nay Hen chỉ tay qua cửa sổ phòng làm việc hướng ra cánh đồng lố nhố người bên hông trụ sở xã nói: “Cánh đồng phù sa bồi lấp sau trận lũ này giờ chuyển sang trồng thuốc lá gần hết rồi. Năm nay người Jrai trong xã đăng ký trồng thuốc lá nhiều, sơ bộ đã lên đến 20 ha. Nhà tôi cũng trồng 3 ha thuốc lá. Người Kinh vào thuê đất của dân trồng thuốc lá tăng đột biến, khoảng 80 ha…”.

Ươm thuốc lá trên cánh đồng phía Đông cầu Bến Mộng xã Ia Broăi (Ia Pa). Ảnh: Đức Phương
Ươm thuốc lá trên cánh đồng phía Đông cầu Bến Mộng xã Ia Broăi (Ia Pa). Ảnh: Đ.P

Điều ông Nay Hen nói đang là một thực tế diễn ra ở các huyện Ia Pa, Krông Pa và thị xã Ayun Pa. Ngay khi kết thúc vụ mùa, người dân ở khắp nơi đổ dồn về các làng đồng bào dân tộc thiểu số trong vùng để thuê đất trồng thuốc lá, gần chục công ty, doanh nghiệp vào vùng này để đầu tư trồng thuốc lá. Số hộ nhận đầu tư trồng thuốc lá lên đến hàng ngàn. Ông Bế Xuân Thủy-Trưởng thôn Kơ Nia, xã Ia Trôk (Ia Pa) nói: “Có trên 90% hộ dân trồng thuốc lá; diện tích gần 150 ha, gấp đôi năm ngoái; trong đó, có gần 100 ha là đất thuê của các làng Jrai trong vùng. 2 năm rồi, trồng 1 ha thuốc lá sau 6 tháng cho thu nhập 100 triệu đồng, trừ chi phí lãi hơn 60 triệu đồng. Trồng thuốc lá sợi vàng cho thu nhập gấp 5-6 lần trồng lúa nước”.

 “Cơn sốt” thuê đất trồng thuốc lá như “cơn lũ” quét qua các làng đồng bào dân tộc thiểu số trong vùng, thu gom hàng ngàn ha đất màu mỡ để trồng thuốc lá. Nông dân, tiểu thương tham gia trồng thuốc lá; cán bộ công chức cũng đổ xô đi thuê đất trồng thuốc lá. Giá đất thuê trồng thuốc lá từ 7 triệu đồng/ha năm 2008 tăng lên 10 triệu đồng/ha cuối vụ mùa vừa rồi và hiện nay dao động từ 12 triệu đồng đến 15 triệu đồng/ha. Anh Út đang công tác ở huyện Ia Pa từ nhỏ gần như chưa hề biết vác cuốc ra đồng là gì cũng kịp thuê cho mình 3 ha đất ở xã Ia Broăi (huyện Ia Pa) để trồng thuốc lá. Gần tháng nay, cuối tuần nào anh cũng tất tả phóng xe máy ra đồng để thuê người làm đất, đánh luống. Anh vay mượn bạn bè hơn 45 triệu đồng để xây lò sấy, mua củi, trấu để dành; nhận tiền đầu tư của một doanh nghiệp trên địa bàn khoảng 15 triệu đồng/ha bao gồm: Hạt giống, công chăm sóc, phân bón, thuốc trừ sâu…

Bạt đồi trồng thuốc lá

Ông Nay Phem- Chủ tịch UBND xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa) cho biết: “Vụ Đông Xuân này thuốc lá sợi vàng là cây trồng chính của xã, diện tích trên 100 ha; trong đó, người ngoài xã vào thuê đất trồng chiếm một con số không ít”. Dẫn tôi đi xem khu đất đồi đầy cỏ dại phía buôn Phu Ma Nhe, ông cho biết thêm: “Trước nhu cầu đất trồng thuốc lá đang nóng bỏng, xã dự định san ủi vùng đồi khoảng 30 ha này để trồng thuốc lá. Riêng nhà tôi đã thuê máy về san ủi làm trước 8 sào đất và đào hồ trữ nước tưới ở đây để trồng thử nghiệm thuốc lá trong vụ Đông Xuân này. Nếu thành công, sang năm tôi sẽ mở rộng ra vùng đất rẫy 1,5 ha của gia đình trên quả đồi này”.

Về xã dịp này nghe người dân kháo nhau chuyện 8 sào đất đồi mới ủi của Nay Phem cũng đã có người ngoài vào dạm hỏi thuê với giá gần chục triệu đồng mà anh chưa đồng ý. Vậy là vùng đất đồi lâu nay chỉ trồng hú họa cây mì có sức chịu hạn thì giờ đây cũng trở nên có giá nhờ “cơn sốt” thuốc lá.

Diện tích thuốc lá của vùng Đông Nam tỉnh năm nay dự tính lên đến 3.500 ha, nhưng thực tế có thể nhiều hơn. “Cơn sốt” đất trồng thuốc lá và cung cách sản xuất tự phát theo phong trào đang có nguy cơ làm mất cân đối cơ cấu cây trồng ở vùng này, mà điển hình là cánh đồng bãi ngang phù sa màu mỡ “bờ xôi ruộng mật” phía Đông cầu Bến Mộng thuộc xã Ia Broăi  (huyện Ia Pa), vốn lâu nay bạt ngàn bắp lai và rau màu, giờ đã chuyển sang trồng thuốc lá gần hết. Huyện Krông Pa mặc dù bị ngập trong vùng lòng hồ thủy điện Sông Ba Hạ mất hàng trăm ha đất thuốc lá nhưng người dân cũng đã kịp bạt đồi và thay thế diện tích cây trồng khác để giữ hơn 2.500 ha thuốc lá.

Huyện Ia Pa, có khoảng 500 ha thuốc lá, nhưng cũng có khoảng chừng ấy diện tích nằm ngoài sổ sách thống kê do người ở các địa phương khác đến thuê đất trồng thuốc lá. Thị xã Ayun Pa có khoảng 300 ha thuốc lá do nông dân trồng, nhưng diện tích do tiểu thương và cán bộ công chức đi thuê đất trồng theo nhẩm tính cũng không kém cạnh số của nông dân là mấy.

Không ít nông dân vì món tiền to trước mắt đã gác lại cày cuốc để cho thuê ruộng đất, bỏ bê nghiệp nông gia.  Còn cán bộ, công chức lại đang chạy theo “cơn sốt” thuê đất trồng thuốc lá để trở về với nghiệp ruộng đồng. Dòng chảy ngược đó dự báo sẽ kéo theo nhiều hệ lụy vì đầu ra của sản phẩm bấp bênh. Chưa hết, đầu tư trồng thuốc lá là gián tiếp hủy hoại sức khỏe của con người.

Đức Phương
 

Có thể bạn quan tâm

Hội thảo về quản trị rủi ro giá nông sản nhìn từ thị trường cà phê

Hội thảo về quản trị rủi ro giá nông sản nhìn từ thị trường cà phê

(GLO)- Sáng 29-9, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Công ty cổ phần giao dịch hàng hóa Sài Gòn Invest và Công ty TNHH Đầu tư giao dịch hàng hóa TVT tổ chức Hội thảo "Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam-quản trị rủi ro giá nông sản nhìn từ thị trường cà phê Việt Nam nói chung và Gia Lai nói riêng".
Krông Pa đầu tư phát triển sản phẩm OCOP

Krông Pa đầu tư phát triển sản phẩm OCOP

(GLO)- Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hướng dẫn và hỗ trợ các chủ thể trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đã có 17 sản phẩm OCOP đạt 3 sao cấp tỉnh. Dự kiến đến cuối năm 2023, huyện sẽ có thêm 14 sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

Đak Pơ đưa giống lúa chất lượng cao vào sản xuất

Đak Pơ đưa giống lúa chất lượng cao vào sản xuất

(GLO)- Vụ mùa 2023, huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã hỗ trợ và hướng dẫn bà con nông dân đưa giống lúa BĐR27 vào gieo trồng thử nghiệm. Mục tiêu mà huyện hướng đến là bổ sung bộ giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao giúp người dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

 Gia Lai giám sát tại huyện Đak Đoa về phân cấp thu chi ngân sách

Gia Lai giám sát tại huyện Đak Đoa về phân cấp thu chi ngân sách

(GLO)- Chiều 26-9, Đoàn giám sát của Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Gia Lai đã có buổi làm việc với UBND huyện Đak Đoa về việc triển khai, thực hiện Nghị quyết số 05/2021/NQ-HĐND ngày 10-12-2021 của HĐND tỉnh Gia Lai ban hành quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương thời kỳ 2022-2025 trên địa bàn tỉnh.

Xuất khẩu trái cây 8 tháng vượt cả năm 2022

Xuất khẩu trái cây 8 tháng vượt cả năm 2022

(GLO)- Báo điện tử vnexpress.net dẫn số liệu vừa được Hiệp hội Rau quả Việt Nam công bố dựa trên tính toán từ cơ quan hải quan cho biết, xuất khẩu trái cây của Việt Nam trong 8 tháng năm 2023 ước đạt 4,1 tỷ USD, tăng gần 70% so với cùng kỳ năm 2022 và cao hơn 24% so với cả năm 2022 (3,34 tỷ USD).