Không thể chủ quan

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hôm nay là ngày cuối cùng thực hiện việc cách ly xã hội nhằm thực hiện quy định của Thủ tướng Chính phủ về phòng-chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, ở một số nơi, người dân vẫn tùy tiện ra đường, tụ tập đông người mà không có lý do chính đáng. Điều đó cho thấy đã bắt đầu có tư tưởng chủ quan trong việc thực hiện các biện pháp phòng-chống dịch. Đây là một vấn đề cần phải được chấn chỉnh nghiêm túc.   

 

Sự bùng phát của dịch Covid-19 đã phủ một bóng đen lên toàn thế giới. Hơn 3 tháng kể từ khi có ca tử vong đầu tiên ở Vũ Hán (Trung Quốc), hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có tên trên bản đồ dịch tễ toàn cầu với gần 2 triệu người nhiễm bệnh, trên 114 ngàn người chết. Đó là một con số đau đớn của xã hội hiện đại, khi mà con người tự hào đã làm chủ được nhiều phát minh có tầm ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của thế giới, nhất là những phát mimh trong lĩnh vực sinh học.

Bất chấp lệnh cấm, nhiều quán cà phê tại TP. Pleiku vẫn mở cửa kinh doanh. Ảnh: Quang Tấn
Bất chấp lệnh cấm, nhiều quán cà phê tại TP. Pleiku vẫn mở cửa kinh doanh. Ảnh: Quang Tấn



Thế nhưng, những gì đang diễn ra lại cho thấy, chúng ta vẫn luôn phải đối mặt với một thứ nguy cơ vô hình, một loại kẻ thù giấu mặt, sẵn sàng cướp đi mạng sống của nhiều người, cuốn cả xã hội vào vòng xoáy chết chóc, gây ra những cuộc khủng hoảng mang tính toàn cầu về kinh tế-xã hội và xa hơn là phân chia lại cán cân quyền lực của thế giới.

Lâu nay, khi nói về dịch bệnh, người ta thường nghĩ đến các nước kém phát triển. Bởi nghèo đói luôn đi liền với bệnh tật như một quy luật. Thế nhưng, với dịch Covid-19 thì mọi sự đã khác. Những quốc gia từng tự hào văn minh, giàu có lại là những nước có số người nhiễm bệnh nhiều nhất, số người chết cũng nhiều nhất. Đầu tiên là Trung Quốc, sau đó là Anh, Đức, Pháp, Italy, Tây Ban Nha và bây giờ là Mỹ. Với hơn 582 ngàn người nhiễm bệnh, trên 23 ngàn người chết (tính đến chiều 14-4), Mỹ đang xếp đầu bảng về số người nhiễm và số người tử vong trên thế giới.

Vì sao có chuyện này? E là khó tìm được câu trả lời thỏa đáng. Tuy nhiên, điều ai cũng dễ dàng nhận thấy ở đây là căn bệnh chủ quan. Sự chủ quan của người điều hành đất nước và của chính người dân.

Là quốc gia láng giềng, gần gũi về khoảng cách địa lý và quan hệ rộng rãi về thương mại, du lịch, văn hóa… với Trung Quốc, thế nhưng đến nay, Việt Nam đã khiến cho thế giới phải nể phục khi kiềm chế số người nhiễm dịch dưới 270 ca, trong đó, hơn một nửa đã khỏi bệnh xuất viện và chưa có người tử vong. Đây là kết quả của tinh thần quyết tâm, quyết liệt ngay từ đầu của Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền các địa phương, cũng như chính mỗi người dân. Sự thống nhất trên dưới một lòng trong chỉ đạo, thực hiện, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị là yếu tố then chốt làm nên kỳ tích này. 

Không phải ngẫu nhiên mà Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gọi đây là một cuộc chiến và kêu gọi cả nước “chống dịch như chống giặc”. Mà đã chống giặc thì không thể chủ quan. Thực tế đã chứng minh, chủ quan khinh địch là tự đào hố chôn mình. Nếu đã xem dịch Covid-19 là giặc thì mọi biểu hiện chủ quan đều sẽ mang lại hậu quả đau đớn.

Cách ly xã hội là biện pháp phòng-chống dịch mạnh mẽ của Chính phủ. Người dân không phải cầm súng ra chiến trường, mà cách chiến thắng kẻ thù giấu mặt hiệu quả nhất lúc này là “hãy ngồi yên trong nhà”, “hãy đứng yên khi Tổ quốc cần”. Kết quả, chúng ta đã kiềm chế được sự tăng nhanh số ca lây nhiễm mới trong 2 tuần qua.

Thế nhưng, những hình ảnh mà các phương tiện truyền thông và báo Gia Lai đăng tải mấy ngày gần đây cho thấy, một bộ phận người dân đã không chấp hành quy định, ra đường không đeo khẩu trang, tụ tập tán gẫu, đi thể dục không giữ khoảng cách an toàn… Giữa lúc dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay, điều này sẽ là nguy cơ đe dọa nỗ lực ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh trên diện rộng của cả nước nói chung, Gia Lai nói riêng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức vi phạm quy định về phòng-chống dịch. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Bình Phước… và một số địa phương đã làm. Các đối tượng vi phạm đã bị xử lý hành chính, có người còn bị xử tù 9 tháng.

Gia Lai không thể ngoại lệ. Đã chống giặc là không được chủ quan!

Thực hiện Công văn hỏa tốc số 798/UBND-NC của UBND tỉnh về việc tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các vi phạm về phòng-chống dịch Covid-19 trên địa bàn là để bảo vệ thành quả mà cả hệ thống chính trị đã hao tâm tổn sức làm suốt mấy tháng qua trong cuộc chiến ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh, bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng của nhân dân.

 

ĐÌNH CƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.