Không có phản ứng sau khi tiêm vaccine COVID-19 có bất thường không?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo The New York Times, với bất kì loại thuốc nào, một số người gặp tác dụng phụ của thuốc và một số thì không. Vì thế, mọi người có những phản ứng khác nhau sau tiêm vaccine COVID-19 nhưng không liên quan đến việc tạo ra kháng thể bảo vệ hay không.
Nhiều người được tiêm vaccine COVID-19 đang gặp phải các phản ứng phụ ở dạng này hay dạng khác - một số bị sốt nhẹ, đau ở vị trí tiêm. Những người khác bị đau đầu, buồn nôn hoặc mệt mỏi.
Các chuyên gia y tế cho biết những phản ứng phụ này có thể xảy ra và cho thấy hệ thống miễn dịch của bạn đang hoạt động để chống lại virus. Ngược lại, những người không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào bày tỏ lo lắng, không biết hệ thống miễn dịch của họ có hoạt động bình thường hay không.
Tiến sĩ Chris Thompson - chuyên gia miễn dịch học, Phó giáo sư sinh học tại khoa Sinh học của Đại học Loyola, Maryland cho biết: “Ngay cả khi bạn không cảm thấy sốt, đau đầu sau khi tiêm vaccine, cơ thể bạn vẫn có phản ứng miễn dịch bảo vệ tốt cho cơ thể".
Với bất kì loại thuốc nào, một số người gặp tác dụng phụ của thuốc và một số thì không. Vì thế, mọi người có những phản ứng khác nhau với vaccine COVID-19 nhưng không liên quan đến việc tạo ra kháng thể bảo vệ hay không.
Ví dụ, trong thử nghiệm với vaccine Pfizer, khoảng một nửa số người tham gia bị mệt mỏi. Các tác dụng phụ khác xảy ra ở ít nhất 25 đến 33% bệnh nhân, bao gồm đau đầu, ớn lạnh và đau cơ.
Điều đó có nghĩa là một nửa hoặc nhiều hơn những người tham gia không có những tác dụng phụ đó, nhưng hiệu quả tổng thể của vaccine này là 95%. Từ đó cho thấy rằng thiếu tác dụng phụ không có nghĩa là vaccine không hoạt động.
Theo khảo sát, những người lớn tuổi có xu hướng báo cáo ít tác dụng phụ hơn những người trẻ tuổi. Có thể là do hệ thống miễn dịch ở người lớn tuổi không mạnh bằng. Khi con người già đi, khả năng phòng vệ của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh suy yếu và phản ứng với vaccine cũng chậm lại. Nhưng trong các thử nghiệm vaccine Pfizer, những người lớn tuổi vẫn tạo ra đủ lượng kháng thể, cho thấy phản ứng miễn dịch mạnh mẽ sau khi tiêm vaccine.
Hệ thống miễn dịch của con người phản ứng theo những cách khác nhau, một số hình thành phản ứng vật lý lớn hơn với việc tiêm chủng.
Theo Tiến sĩ Chris Thompson, mọi người phản ứng khác nhau với vaccine có thể do những yếu tố như: sức khỏe, tuổi tác, giới tính, khả năng miễn dịch sẵn có, di truyền, dinh dưỡng, môi trường và việc sử dụng thuốc chống viêm.
Ngoài ra, những người trước đó đã bị COVID-19 có xu hướng phản ứng mạnh hơn với vaccine.
AN AN (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.