'Khơi' nội lực trong đồng bào tôn giáo - Kỳ cuối: Đảng viên xứ đạo nêu gương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trên địa bàn tỉnh, những đảng viên là người có đạo đã tham gia tích cực vào các hoạt động và có nhiều đóng góp cho địa phương. Đảng viên nhiệt huyết, nêu gương đã trở thành những điển hình tiêu biểu để nhân dân, quần chúng soi chiếu và học tập.

Khéo vận động, thuyết phục

Gần dân, hết lòng vì công việc là nhận xét của nhiều người khi nói về ông Nguyễn Ngọc Tuấn (SN 1973), Phó Chủ tịch UBND phường Thống Nhất (thị xã Buôn Hồ).

Năm 2003, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, ông Tuấn về tham gia công tác tại địa phương. Trải qua nhiều cương vị khác nhau, đến năm 2009, ông được tín nhiệm bầu làm Phó Chủ tịch UBND phường Thống Nhất. Với vai trò là lãnh đạo địa phương, đặc biệt là một đảng viên có đạo, ông Tuấn đã phát huy tốt vai trò tiên phong, gương mẫu trong các phong trào, là “cầu nối” hòa giải từ cơ sở.

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn (bìa phải), Phó Chủ tịch UBND phường Thống Nhất (thị xã Buôn Hồ) trao đổi phương án mở rộng đường giao thông.
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn (bìa phải), Phó Chủ tịch UBND phường Thống Nhất (thị xã Buôn Hồ) trao đổi phương án mở rộng đường giao thông.

Với đặc thù của địa phương có hơn 98% dân số theo đạo Công giáo nên trong quá trình hòa giải, tùy vào vụ việc cụ thể, ông Tuấn vận dụng kiến thức pháp luật, phong tục tập quán ở địa phương và giáo lý tôn giáo, từ đó phân tích vấn đề, giải quyết sự việc một cách thấu tình, đạt lý.

Không những thế, ông Tuấn còn là tấm gương sáng trong quá trình thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. Năm 2020, khi dự án mở rộng tuyến đường Lê Chân được triển khai, việc vận động để mọi người chung sức xây dựng rất gian nan. Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, ông Tuấn đã tiên phong hiến 60 m2 đất mặt tiền nhà mình để mở rộng trục đường từ 5 m lên 9 m. Thấy vậy nhiều gia đình đã dần hiểu ra, tự nguyện đóng góp gần 200 triệu đồng tiền mặt, hiến 2.000 m2 đất, phối hợp với đơn vị thi công hoàn thành công trình.

Khi triển khai các công trình, dự án trên địa bàn phường, ông Tuấn luôn xem xét, phân tích rõ từng sự việc, đối tượng cụ thể để có hướng giải quyết khách quan, hiệu quả. Cách làm của ông là triển khai sâu rộng chính sách hỗ trợ, chương trình xã hội hóa giao thông nông thôn cho người dân hiểu; tổ chức họp dân và huy động sự đóng góp để chọn ra phương án tốt nhất cho từng tuyến đường; công khai, minh bạch từ phương án, cách triển khai đến khi hoàn thành công trình. Với cách làm ấy, 3 năm trở lại đây, phường Thống Nhất đã mở rộng, nhựa hóa được 18 tuyến đường giao thông. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đều cơ bản đạt, tình hình an ninh trật tự được giữ vững.

Người nối sợi dây đoàn kết

Sinh ra trong gia đình theo đạo Công giáo, đến tuổi trưởng thành, anh Trần Quốc Toản (SN 1980), cán bộ văn hóa xã Yang Reh (huyện Krông Bông) chọn môi trường quân đội để rèn luyện. Năm 2006, anh Toản xuất ngũ trở về địa phương và đảm nhận nhiều vị trí như: Bí thư Chi đoàn thôn 3, cán bộ thuế rồi cán bộ Văn hóa xã Yang Reh. Sau nhiều năm nỗ lực, phấn đấu, năm 2010 anh Toản vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng.

Anh Trần Quốc Toản, cán bộ văn hóa xã Yang Reh (huyện Krông Bông) vận động người dân giữ gìn văn hóa truyền thống.
Anh Trần Quốc Toản, cán bộ văn hóa xã Yang Reh (huyện Krông Bông) vận động người dân giữ gìn văn hóa truyền thống.

Để củng cố khối đại đoàn kết trong cộng đồng dân cư, anh Toản không phân biệt tôn giáo nào, những ngày lễ quan trọng của các tôn giáo như: Phật đản, Giáng sinh… anh đều có mặt để giúp trang trí sân khấu, chuẩn bị chương trình… Nhờ vậy, anh dần tạo mối quan hệ gần gũi và trở thành “cầu nối” giữa chính quyền địa phương với trụ trì, linh mục, hội đồng mục vụ giáo xứ, giáo họ. Sự gắn kết mà anh Toản tạo dựng được còn thể hiện ở công tác phối hợp với người đứng đầu các cơ sở tôn giáo trong tuyên truyền, vận động bà con thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Học và giao tiếp được bằng tiếng Êđê, anh Toản ngày càng gần gũi với bà con các buôn và nhận ra nhiều giá trị văn hóa truyền thống của người Êđê trên địa bàn xã đang bị “ngủ quên”. Vì vậy, anh đã tìm cách “đánh thức” thông qua việc tổ chức các chương trình sinh hoạt văn hóa dân gian, giao lưu văn nghệ, thể thao tại các thôn, buôn. Qua đó, người dân xã Yang Reh ngày càng ý thức được giá trị của cồng chiêng, nhà dài, đan lát, dệt thổ cẩm, cùng các lễ hội truyền thống. Từ đó, ra sức gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc mình. Đến nay, trên địa bàn xã còn lưu giữ khoảng 100 ngôi nhà dài truyền thống, 35 người biết diễn tấu cồng chiêng, 50 phụ nữ còn duy trì dệt thổ cẩm. Quan trọng hơn, người dân đã cùng đồng lòng xây dựng nếp sống văn minh, bài trừ hủ tục.

Khi đức tin và niềm tin hòa quyện

Đầu năm 2018, giáo dân Nguyễn Văn Hiệu (SN 1983) được chính quyền địa phương tin tưởng giao nhiệm vụ làm công an viên phụ trách buôn Ea Kring, xã Ea Sin (huyện Krông Búk).

Buôn Ea Kring vốn được biết đến là địa bàn phức tạp về an ninh trật tự (ANTT) khi nhiều đối tượng nghiện hút ma túy từ các xã lân cận thường trà trộn vào buôn nẹt pô, lạng lách, tình trạng mất trộm nông sản, máy bơm, vật tư nông nghiệp… thường xuyên xảy ra. Để giải quyết tình trạng trên, anh Hiệu đã đề xuất với Công an xã thành lập Tổ an ninh tự quản buôn Ea Kring gồm 10 thành viên do anh làm tổ trưởng. Dù hoạt động trên tinh thần tự nguyện nhưng với mong muốn đem lại bình yên cho người dân, anh Hiệu đã động viên và đồng hành cùng các thành viên trong tổ tuần tra đều đặn vào ban đêm. Khi nhận được tin báo của bà con liên quan đến ANTT vào bất cứ thời điểm nào, anh Hiệu cũng có mặt để nắm bắt tình hình. Dần dần anh trở thành “cánh tay đắc lực” giúp lực lượng Công an xã bám sát cơ sở.

Anh Nguyễn Văn Hiệu (thứ hai từ trái sang), công an viên phụ trách buôn Ea Kring, xã Ea Sin (huyện Krông Búk) vận động người dân tham gia phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Anh Nguyễn Văn Hiệu (thứ hai từ trái sang), công an viên phụ trách buôn Ea Kring, xã Ea Sin (huyện Krông Búk) vận động người dân tham gia phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Từ khi đi vào hoạt động đến nay, Tổ an ninh tự quản buôn Ea Kring đã phát hiện và bắt giữ 40 đối tượng trộm cắp tài sản giao cho Công an xã Ea Sin xử lý; vận động người dân lắp 11 mắt camera an ninh trên địa bàn; vận động giao nộp 16 khẩu súng cồn tự chế, 1 khẩu súng quân dụng (AK); ngăn chặn nhiều trường hợp thanh thiếu niên uống rượu say gây rối ANTT… Nhờ sự tích cực của anh Hiệu và các thành viên trong Tổ an ninh tự quản buôn, đến nay tình hình ANTT tại buôn Ea Kring đã được ổn định.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại địa phương, anh Hiệu được tiếp xúc, sinh hoạt với nhiều cán bộ, đảng viên nên thấy rõ vai trò của họ đối với địa phương và người dân. Từ đó, anh càng nỗ lực phấn đấu hơn để được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Với sự nhiệt tình, năng động trong công việc, năm 2021 anh Hiệu chính thức trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là vinh dự lớn lao, không chỉ của riêng anh mà cả gia đình đều vui mừng.

Có thể bạn quan tâm

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.