Khởi nghiệp-Cần sự hỗ trợ từ nhiều phía

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chưa bao giờ cụm từ start-up (khởi nghiệp) lại được nhắc tới nhiều như thời điểm này. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã chỉ đạo năm 2016 là năm khởi nghiệp của mọi thành phần, nhất là giới trẻ. Tuy vậy, ở tỉnh ta, khởi nghiệp là vấn đề còn khá mới và cần được quan tâm nhiều hơn.

Cách đây chưa lâu, Câu lạc bộ Sáng tạo khởi nghiệp của tỉnh (do Tỉnh Đoàn và Hội Doanh nghiệp trẻ Gia Lai phối hợp phụ trách) đã ra mắt và được coi là bệ đỡ cho các bạn trẻ đang còn lúng túng trong khởi nghiệp. Là người khá tâm huyết với vấn đề này, ông Phan Thanh Thiên-Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Gia Lai cho biết, Câu lạc bộ Sáng tạo khởi nghiệp là một tổ chức phi lợi nhuận, bao gồm các thanh niên, doanh nhân trẻ, có mối quan tâm về sáng tạo và khởi nghiệp.

 

Anh Nguyễn Kim Tú (Plei Thơh Ga B, xã Chư Don, huyện Chư Pưh)được hỗ trợ vốn đề phát triển kinh tế. Ảnh: P.L
Anh Nguyễn Kim Tú (Plei Thơh Ga B, xã Chư Don, huyện Chư Pưh)được hỗ trợ vốn đề phát triển kinh tế. Ảnh: P.L

Chương trình tổng thể về khởi nghiệp đặt ra mục tiêu chiến lược nhằm khơi dậy tinh thần kinh doanh của giới trẻ, trọng tâm là đẩy mạnh hoạt động đào tạo kiến thức khởi nghiệp thông qua tổ chức các lớp học; chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm khởi nghiệp thông qua các cuộc giao lưu; tìm kiếm các ý tưởng kinh doanh tốt để phát triển thành các dự án kinh doanh khả thi, hỗ trợ triển khai trên thực tế thông qua cuộc thi khởi nghiệp. Tuy chỉ mới đi những bước đầu tiên, song câu lạc bộ chắc chắn sẽ là “điểm tựa” cho những người bắt đầu khởi nghiệp.

Khởi nghiệp cũng là mục tiêu phấn đấu trong cương lĩnh hoạt động của các tổ chức, đơn vị liên quan đến thanh niên. Được biết, Tỉnh Đoàn cũng có khá nhiều hoạt động liên quan nhằm động viên, khuyến khích các bạn trẻ nỗ lực phát triển kinh tế, khẳng định bản thân như hàng năm bầu chọn những gương điển hình để Trung ương Đoàn xét trao Giải thưởng Lương Định Của nhằm ghi nhận, biểu dương và tôn vinh những thanh niên nông thôn có thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, phát triển ngành nghề, bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, cứ 2 năm một lần, Tỉnh Đoàn lại tổ chức lễ tuyên dương thanh niên làm theo lời Bác, trong đó đặc biệt tuyên dương những bạn trẻ làm kinh tế giỏi.

Nhiều người nhầm tưởng khởi nghiệp chỉ dành cho người trẻ, người mới ra trường, song thực tế, đối tượng khởi nghiệp rộng hơn rất nhiều. Tại cuộc đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với các doanh nhân tiêu biểu trên địa bàn tỉnh diễn ra cuối tháng 8 vừa qua, trong rất nhiều vấn đề được các doanh nghiệp và lãnh đạo đưa ra thảo luận thì khởi nghiệp là vấn đề rất được quan tâm. Giám đốc Nhà máy Đường An Khê-ông Nguyễn Văn Hòe, lần đầu tiên đã nhắc tới cụm từ “Nông dân khởi nghiệp”. Điều này xuất phát từ thực tế tỉnh cho phép Nhà máy Đường An Khê nâng công suất ép lên 18.000 tấn mía/ngày vào năm 2016, và Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi đang tiến hành mở rộng quy mô Nhà máy Đường An Khê. Để đáp ứng được công suất trên, trong điều kiện quỹ đất cho vùng nguyên liệu không tăng, nhất thiết phải tập trung xây dựng nên những cánh đồng mía lớn, liền vùng liền thửa để đưa máy móc vào đồng ruộng, nâng cao năng suất, sản lượng mía... Tất nhiên, điều này cần sự chung tay của người nông dân. Lúc này, người nông dân sẽ khởi nghiệp với vai trò là một chủ doanh nghiệp, làm chủ mảnh đất của mình, đưa cơ giới vào sản xuất mía từ khâu làm đất, trồng, chăm sóc, bón phân nhằm tăng năng suất...

Ông Nguyễn Tuấn-Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh nhận định: Khởi nghiệp đang là vấn đề nóng và rất được quan tâm. Đối tượng khởi nghiệp có thể là sinh viên mới ra trường, nông dân, công nhân... Trong số các đối tượng này, thuận lợi nhất để khởi nghiệp là những người đang làm việc tại các doanh nghiệp. Vậy khởi nghiệp bằng cách nào? “Bằng cách doanh nghiệp mở rộng thêm ngành nghề, quy mô hoạt động và tạo mọi điều kiện để người khởi nghiệp độc lập. Ban đầu, người khởi nghiệp có thể phụ trách ngành nghề mới mở rộng đó cho doanh nghiệp. Sau một thời gian nhất định, họ có thể tách riêng và hoạt động độc lập. Tất nhiên, sẽ có những ràng buộc nhất định giữa doanh nghiệp và người khởi nghiệp”-ông Tuấn nêu quan điểm.

Để tinh thần khởi nghiệp được thúc đẩy và lan tỏa, cần lắm sự quan tâm, hỗ trợ hết sức của chính quyền, của cộng đồng doanh nghiệp, nhất là có thể xây dựng được một chương trình tổng thể về hỗ trợ khởi nghiệp. Chương trình này sẽ bao gồm cả tư vấn khởi nghiệp, đào tạo về khởi nghiệp, hỗ trợ về các thủ tục, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, hỗ trợ tìm kiếm, tiếp cận các nguồn vốn, các nhà đầu tư và cả đầu ra cho sản phẩm để người dân nói chung mạnh dạn, tự tin khởi nghiệp.

Hà Duy

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.