Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 3: Mục tiêu cao hơn, nỗ lực phải nhiều hơn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một trong những điểm rất quan trọng trong chiến lược giảm nghèo của Việt Nam, đó chính là tạo cơ chế tham gia cũng như làm chủ của người dân, giảm sự ỷ lại, trông chờ vào bên ngoài.

khoi-day-y-chi-khat-vong-thoat-ngheo-dd.jpg
Thành tựu giảm nghèo bền vững của Việt Nam được thế giới ghi nhận. Ảnh: TÂM THANH

Các chương trình giảm nghèo kịp thời thay đổi, bổ sung để phù hợp với tình hình mới.

Hướng tới tất cả để cùng phát triển

Một số báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đánh giá Việt Nam có thể giữ được tỷ lệ giảm nghèo bền vững trong nhiều năm. Trong giai đoạn 2015-2020, có nhiều chương trình giảm nghèo nhằm hỗ trợ toàn diện mọi mặt với những nhóm dân cư đi chậm hơn trong quá trình phát triển do thiệt thòi về điều kiện địa lý, điều kiện sống hay ngôn ngữ. Hiện nay, với chính sách hỗ trợ giảm nghèo đa chiều, thay vì chỉ tập trung vào lĩnh vực kinh tế, chính sách chuyển sang giảm nghèo đa chiều trên nhiều tiêu chí khác nhau, như việc làm, bảo hiểm y tế, giáo dục, nước sạch…

Theo PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Đại hội Đảng lần thứ XIII đã vạch ra Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm giai đoạn 2021 - 2030 nhằm thúc đẩy, làm cho đất nước phát triển nhanh, bền vững. Để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, hệ thống các chính sách xã hội đã được triển khai thực hiện một cách đầy đủ, toàn diện.

Quốc hội đã phê duyệt chủ trương đầu tư ba chương trình mục tiêu quốc gia gồm: Chương trình xây dựng nông thôn mới, Chương trình giảm nghèo bền vững và Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Các chương trình này đã đáp ứng được yêu cầu tập hợp, đoàn kết rộng rãi lực lượng nông dân vốn chiếm gần 70% lực lượng xã hội, các đối tượng là người nghèo, người dân ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hướng tới làm sao để tất cả mọi người đều được ấm no, sung sướng, thoát khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu.

“Ngoài những chính sách lớn như vậy, chúng ta cũng có những chính sách về đại đoàn kết dân tộc; duy trì, bảo tồn và phát huy bản sắc, văn hóa các dân tộc, chú trọng vào các dân tộc rất ít người với nhiều chính sách như xóa nhà tạm, hỗ trợ làm nhà cho đồng bào dân tộc thiểu số, tạo điều kiện học hành, chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm y tế… Cùng với đó, chúng ta cũng có chính sách tôn giáo đúng đắn cùng một hệ thống chính sách bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của mọi người dân. Hệ thống các chủ trương, chính sách đó chính là cơ sở, nền tảng để tập hợp, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân trong xã hội, thực hiện chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước ta”, PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc đánh giá.

Nhờ việc thực hiện các chương trình, chính sách lớn nêu trên, Việt Nam đã phát huy được khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, mở rộng và phát triển quan hệ ngoại giao với các nước. Minh chứng là thời gian qua, dù tình hình thế giới nhiều khó khăn, thách thức nhưng đất nước ta vẫn đạt được tốc độ phát triển kinh tế rất cao, tăng trưởng GDP trong 6 tháng đầu năm đạt tới 64,2%, là một trong những nước có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất của khu vực và thế giới.

Ông Phạm Văn Hòa, đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp: “Trong giai đoạn tới, tôi cho rằng, cách tiếp cận chính sách hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cần tập trung vào công tác giáo dục, nâng cao dân trí, trình độ văn hóa để bà con tự có ý thức mạnh mẽ vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ngày càng khấm khá hơn.

Song song với đó là các biện pháp hỗ trợ về dạy nghề, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động, thu nhập của bản thân và gia đình, hướng tới thoát nghèo bền vững. Cùng với đó là các giải pháp như cấp đất, cấp vốn tín dụng ưu đãi để bà con chăn nuôi, tăng gia sản xuất. Ngoài ra, có thể vận động bà con tham gia các chương trình hợp tác lao động với nước ngoài để cải thiện thu nhập”.

Chính sách dân tộc đặt trong bối cảnh mới

Công cuộc giảm nghèo, phát triển đất nước của Việt Nam hôm nay được mong mỏi cần chú trọng các giải pháp nhằm phát huy trí tuệ của tất cả các tầng lớp nhân dân tham gia vào các công việc chung của đất nước. Phải nêu cao ý thức làm chủ của người dân, để mỗi người dù là dân tộc thiểu số và trong hoàn cảnh nào cũng phải cố gắng vươn lên để thoát nghèo, lạc hậu, không ỷ lại, không chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Ngẫm về câu chuyện thời gian qua có nhiều người tự nguyện xin ra khỏi diện hộ nghèo, hộ cận nghèo để nhường sự hỗ trợ lại cho những người khó khăn hơn, có thể thấy, đó chính là ý thức làm chủ ở giác độ của người dân, với những hành động thiết thực để mang lại đời sống ấm no cho cả xã hội.

Cũng theo PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc, từ chủ trương, đường lối của Đảng, các chính sách cụ thể phải thường xuyên được đổi mới, thay đổi để bảo đảm tính phù hợp, hiệu quả. Trong đó, cần tập trung đặc biệt vào chính sách đối với vùng dân tộc thiểu số, với từng dân tộc đều phải có chính sách, chương trình riêng rất cụ thể, có tính đặc thù của họ về dân trí, điều kiện sản xuất, đất đai, nhà cửa, phong tục, tập quán… để đạt được hiệu quả như mong muốn.

Hiện nay, dù các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước thời gian qua đã có nhiều tác động tích cực, nhưng bối cảnh, tình hình mới đặt ra yêu cầu phải đổi mới căn bản, toàn diện các chính sách dân tộc. Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, ông Nguyễn Lâm Thành nhận định: “Các chính sách cần phải khơi dậy được ý chí, khát vọng đất nước, hướng đến mục tiêu tối thượng là đại đoàn kết các dân tộc để cùng chung tay xây dựng đất nước như tinh thần Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/11/2023 Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII”.

Bà Hồ Thị Minh, Phó Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị, đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị: Chính phủ đã đề nghị địa phương nào gặp khó khăn trong thực hiện Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18/1/2024 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia thì đề xuất cụ thể để tiếp tục tháo gỡ. Tôi hy vọng rằng, Chính phủ sẽ chỉ đạo quyết liệt hơn, các cơ quan, bộ, ngành được giao nhiệm vụ tham mưu sẽ rà soát tổng thể những khó khăn, vướng mắc trong các văn bản, trong các nghị quyết, các nghị định, thông tư để nhanh chóng sửa đổi để Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở giai đoạn 2 phải thật sự hiệu quả hơn, được thực thi một cách dễ hơn, nguồn lực phải tập trung đúng cho đối tượng hơn, tránh tình trạng thấy cái gì dễ thì làm, cái khó thì bỏ đi.

Theo Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, thứ nhất, cần đổi mới cách tiếp cận chính sách dân tộc theo hướng đầu tư phát triển toàn diện, tổng thể, gắn với liên kết vùng. Hiện nay, đất nước ta đã thoát khỏi nước nghèo, vươn lên trở thành nước có thu nhập trung bình, quy mô nền kinh tế đứng thứ 34 thế giới. Những chính sách giảm nghèo trước đây đã bộc lộ nhiều hạn chế, tỷ lệ tái nghèo cao, tập tốc độ giảm nghèo chậm lại và chủ yếu tập trung vào vùng khó khăn, dân tộc. Thứ hai, cần hướng đến sự phân định các chính sách theo vùng và chính sách theo đối tượng, tăng cường phân cấp cho địa phương. “Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của nước ta có rất nhiều điểm khác biệt giữa các vùng, miền trong cả nước. Vì vậy, không thể có chính sách phù hợp chung với tất cả vùng, miền, dân tộc. Việc đẩy mạnh phân cấp, trao quyền cho địa phương trong việc xác định nội dung chính sách cụ thể là rất quan trọng. Trung ương sẽ ban hành nguyên tắc, mục tiêu, tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện”, ông Thành chỉ rõ. Cùng với đó, “Chính phủ cần phải đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực, tạo cơ chế để các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội trong và ngoài nước cùng chung tay thực hiện, giải quyết các vấn đề khó khăn ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi”, ông Nguyễn Lâm Thành nhấn mạnh.

Những gợi mở này cũng rất phù hợp với nhận xét của nhà báo Amiad Horowitz (Ủy viên Ủy ban Đối ngoại Đảng Cộng sản Mỹ), trên thực tế, Việt Nam là một trong 30 quốc gia đầu tiên trên thế giới và là quốc gia đầu tiên của châu Á áp dụng chuẩn nghèo đa chiều, bảo đảm mức sống tối thiểu và thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản. “Việt Nam đang đặt ra mục tiêu cao hơn, nhằm tiếp tục bảo vệ thành tựu và đạt được những bước phát triển ấn tượng hơn nữa”, ông Amiad khẳng định.

Theo THANH TÂM, HÀ DUNG (NDO)

Có thể bạn quan tâm

Đi biển mùa xuân

Đi biển mùa xuân

Làng biển rộn ràng trong ngày hội Nghinh Ông. Lễ hội đã trở thành Tết biển, một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Sau 3 ngày chơi lễ, những con tàu đánh cá lại vươn mình ra khơi, bám biển ngày đêm, đi suốt mùa xuân... 

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Xóa bỏ hủ tục 'cầm đồ thuốc độc'

Xóa bỏ hủ tục 'cầm đồ thuốc độc'

Suốt thời gian dài, tệ nạn nghi kỵ “cầm đồ thuốc độc” ở miền núi Quảng Ngãi trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng, gây hoang mang, chia rẽ mối đoàn kết cộng đồng, nhiều người bị nghi ngờ có “đồ độc” phải bỏ làng vào rừng hoặc tự tử, thậm chí bị đánh đập dã man cho đến chết.