Khó tiếp cận mạng 5G

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Mới đây, Bộ TT-TT đã tổ chức đấu giá băng tần 2300MHz (dùng triển khai dịch vụ 4G, 5G), gồm 3 khối băng tần: A1 (2300-2330MHz), A2 (2330-2360MHz), A3 (2360-2390MHz).

Tuy nhiên, hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá, không có doanh nghiệp nào nộp hồ sơ và chi phí đăng ký tham gia đấu giá, ngay cả các nhà mạng cũng im ắng, dù đã có nhà mạng đang cung cấp thử nghiệm dịch vụ 5G ở nhiều địa phương trên cả nước.

Trong khi đó, dịch vụ 4G ở Việt Nam hiện vẫn chưa có băng tần riêng, và để cung cấp dịch vụ này tới khách hàng, các nhà mạng Viettel, VNPT, MobiFone đều triển khai trên băng tần 1800MHz và 2100MHz dành cho 2G, 3G.

Trước đây, việc cấp phép tần số do các cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt cho doanh nghiệp, tiếp đó là hình thức thi tuyển để lấy tần số. Nhưng hiện nay, theo Luật Tần số vô tuyến điện (sửa đổi năm 2022), các nhà mạng muốn có băng tần tốt để cung cấp dịch vụ cho khách hàng sẽ phải tham gia đấu giá công khai.

Theo công bố của Cục Tần số vô tuyến điện (Bộ TT-TT), giá khởi điểm đấu giá tần số 2300MHz cho 3 khối băng tần là 17.394 tỷ đồng. Với giá khởi điểm 5.798 tỷ đồng cho mỗi khối băng tần và thời hạn sử dụng 15 năm, mỗi nhà mạng trả phí tần số trên lý thuyết ít nhất là 386 tỷ đồng/năm.

Tại Việt Nam, với chính sách cước data rẻ, độ phủ sóng gần như toàn diện, có thể nói dịch vụ 4G hiện nay gần như đáp ứng đủ nhu cầu của mọi khách hàng cá nhân. Đối với 5G, trừ các nhà mạng đang thử nghiệm, chưa có doanh nghiệp nào sẵn sàng sử dụng dịch vụ này cho hoạt động của mình. Người dùng có thể hào hứng với việc dùng thử miễn phí 5G hiện nay, nhưng với các nhà mạng, hiện vẫn chưa có phương án cụ thể về kinh doanh dịch vụ này.

Theo các chuyên gia, về lâu dài, 3 mạng di động lớn là Viettel, VNPT và MobiFone sẽ tham gia cuộc chơi 5G, bởi đó là nền tảng công nghệ quan trọng. Tuy nhiên, do hiện chưa có phương án kinh doanh rõ ràng, lệ phí phải đóng hàng năm khi có giấy phép băng tần, đầu tư lớn để xây dựng hạ tầng… khiến các nhà mạng thận trọng với 5G.

Bên cạnh yếu tố khách quan, các chuyên gia cho rằng, mức khởi điểm đấu giá cho băng tần 2300MHz nói trên là khá cao trong bối cảnh kinh tế hiện nay, khiến các nhà mạng khó tiếp cận. Vì vậy, Bộ TT-TT và các cơ quan chức năng liên quan cần xem xét lại vấn đề định giá để dịch vụ 5G sớm được triển khai.

Link bài gốc: https://thanhnien.vn/de-thuong-vo-cung-voi-khoanh-khac-con-gai-day-hoc-cho-bo-me-185230609164507918.htm

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc ngừng xuất khẩu hai đất hiếm quan trọng

Trung Quốc ngừng xuất khẩu hai đất hiếm quan trọng

(GLO)- Theo dữ liệu Hải quan Trung Quốc công bố ngày 21-9, kim ngạch xuất khẩu gallium và germanium của Trung Quốc trong tháng 8 đã giảm xuống mức 0. Việc ngừng xuất khẩu hai đất hiếm để sản xuất con chip là một dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sẵn sàng trả đũa các biện pháp hạn chế xuất khẩu của Mỹ.
Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, giải pháp đột phá chiến lược

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, giải pháp đột phá chiến lược

(GLO)- Lời Tòa soạn: Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 20-1-2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai khóa XVI về chuyển đổi số (CĐS) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã khẳng định: Chuyển đổi số là giải pháp đột phá chiến lược, với bước đi và lộ trình phù hợp là cơ hội để tỉnh bứt phá trong phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh. Xung quanh nội dung này, P.V Báo Gia Lai đã phỏng vấn đồng chí Trương Hải Long-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo CĐS tỉnh.

Bộ Công an tập huấn công tác chuyển đổi số

Bộ Công an tập huấn công tác chuyển đổi số

(GLO)- Sáng 6-9, Bộ Công an tập huấn trực tuyến về công tác chuyển đổi số trong lực lượng Công an nhân dân. Dự tập huấn tại điểm cầu Công an tỉnh Gia Lai có 220 đại biểu là lãnh đạo, chỉ huy và cán bộ tham mưu của các đơn vị, Công an địa phương.