Khi hàng Trung Quốc đội lốt Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Không phải đến khi chuyện Khaisilk vỡ lở, người ta mới “té ngửa”. Từ lâu, hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt không phải là chuyện hiếm. Tuy nhiên, vì chưa nhìn thấy được mức độ nguy hiểm của nó nên các nhà quản lý, nhà kinh tế trong nước có vẻ chưa quan tâm. Kỳ thực tình trạng này đã đến mức quá nguy hiểm, vô cùng nghiêm trọng. Nếu Chính phủ, các cơ quan quản lý không chú tâm thì không mấy chốc nền sản xuất trong nước sẽ bị phá vỡ.
 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Không xa mấy, vào giữa năm ngoái, Cơ quan Chống gian lận thương mại thuộc Ủy ban châu Âu (OLAF) đã ghi nhận một số lượng lớn sản phẩm thép cuộn phủ sơn nhập khẩu từ Việt Nam có dấu hiệu gian lận thương mại. Cụ thể, OLAF nghi ngờ khả năng có doanh nghiệp Trung Quốc bán thép vào Việt Nam rồi để doanh nghiệp Việt xuất khẩu sang EU dùng C/O do Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cấp. Mục đích của việc này là người Trung Quốc muốn tránh thuế chống bán phá giá cho thép của họ. Thương vụ Việt Nam tại Pháp cho biết, nếu OLAF chứng minh được điều này thì họ sẽ kiến nghị tất cả các nước nhập khẩu thép truy thu thuế chống bán phá giá đến 58% cho toàn bộ thép Việt Nam xuất khẩu mà EU đang áp dụng đối với thép Trung Quốc.

Hiện đang có tình trạng nho Trung Quốc nhập vào Việt Nam, sau đó dán nhãn mác nho Ninh Thuận rồi tung ra thị trường trong nước. Thật giả lẫn lộn không biết đâu mà lần, nhưng nhãn tiền là nông dân Ninh Thuận liêu xiêu trước giá rẻ của nho Trung Quốc. Đó là chưa kể, rất nhiều loại trái cây khác như: cam, táo, lê, xoài, ổi, bưởi… cũng bị dán tem sản phẩm nổi tiếng trong nước hoặc dán tem giả xuất xứ trái cây ngoại như: Mỹ, Úc, Pháp… khiến thị trường trái cây trong nước liêu xiêu do bị lũng đoạn.

Bà Vũ Kim Hạnh-Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao, cho rằng gần như thị trường Việt Nam đã chịu sự thống lĩnh của hàng Tàu. Những kết quả khảo sát gần đây cho thấy, có nhiều doanh nghiệp Việt bị giải thể bởi không cạnh tranh nổi với hàng Trung Quốc. Theo bà Hạnh, tình trạng ngoài dán nhãn mác Việt, trong bâu áo còn nguyên tem China là khá phổ biến. Chỉ vì Khaisilk là một thương hiệu lớn của quốc gia nên mới trở thành câu chuyện đình đám. Đó là sự khủng hoảng của một thương hiệu. Còn nền kinh tế quốc gia bị lũng đoạn bằng cách này đã xuất hiện từ lâu.

Hiện nay, những nhà sản xuất hàng Trung Quốc sợ thiên hạ nhận biết “gốc gác” của mình nên luôn tìm cách xóa tung tích bằng kế “kim thiền thoát xác”. Không chỉ Việt Nam mà các quốc gia khác cũng bị hàng Trung Quốc mạo danh. Trong Hội chợ hàng Thái Lan tại TP. Hồ Chí Minh, hàng Trung Quốc vẫn dán nhãn mác Thái trà trộn vào để bán. Bởi lẽ, họ biết người Việt rất chuộng hàng Thái. Nông sản Trung Quốc chui vào các khu nông nghiệp công nghệ cao của Việt Nam, hưởng thuế suất ưu đãi, dán nhãn Việt xuất xứ khu nông nghiệp công nghệ cao rồi tung ra thị trường. Không chỉ nông nghiệp, nhiều khu công nghiệp cũng vậy. Ở Khu Công nghiệp Bắc Ninh, Trung Quốc nhập giấy đã thành phẩm, đóng gói dán nhãn Việt Nam, rồi tung ra thị trường, giết chết các hãng giấy trong nước.

Khaisilk chỉ là chuyện cây kim trong bọc lòi ra. Tuy nhiên, nếu các nhà quản lý, nhà kinh tế trong nước không chủ động mà cứ ngồi chờ thì một lúc nào đó nó sẽ làm vỡ bọc. Bởi lẽ, hành vi tiếp tay cho hàng Trung Quốc dạng như Khaisilk sẽ nhanh chóng giết chết ngành sản xuất trong nước, giết chết niềm tin của người tiêu dùng vào hàng Việt và cuối cùng là lũng đoạn nền kinh tế quốc gia.

Đặng Vỹ

Có thể bạn quan tâm

Bước đột phá ấn tượng về chỉ số xanh cấp tỉnh

Bước đột phá ấn tượng về chỉ số xanh cấp tỉnh

(GLO)- Với việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI) của Gia Lai được cải thiện đáng kể và lọt vào top 30 tỉnh, thành đứng đầu bảng xếp hạng PGI-2024. Đây là bước đột phá ấn tượng từ sự nỗ lực của chính quyền, người dân và doanh nghiệp.

Gia Lai sửa đổi, bổ sung 5 thủ tục hành chính và bãi bỏ v1 thủ tục hành chính trong lĩn​h vực đầu tư theo phương thức PPP, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Ảnh: Minh hoạ

Công bố danh mục 6 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ trong lĩnh vực đầu tư

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung vừa ký ban hành Quyết định số 461/QĐ-UBND ​công bố danh mục 6 TTHC sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ trong lĩn​h vực đầu tư theo phương thức PPP, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài chính và Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh.

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

(GLO)- Nhận thấy việc trồng cây hoa hòe mang lại thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn, xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) đã chủ động hỗ trợ bà con nông dân kỹ thuật chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP và đăng ký chứng nhận sản phẩm OCOP để nâng cao giá trị nông sản.

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

(GLO)- Mặc dù trải qua không ít khó khăn nhưng nhiều nông dân vẫn gắn bó với cây mía và xây dựng cánh đồng mía lớn. Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cây mía đã giúp nhiều hộ dân ở Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trở thành tỷ phú.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Hai đơn vị 'truy' chất cấm trong sầu riêng

Hai đơn vị 'truy' chất cấm trong sầu riêng

Việc "bắt tay" giữa Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên (Wasi) và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk nghiên cứu diễn ra trong bối cảnh ngành hàng sầu riêng đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là việc kiểm soát chất lượng, dịch hại và các chất hoá học tồn dư trong quả sầu riêng.

Giá vàng giảm rất mạnh

Giá vàng giảm rất mạnh

Sáng nay (13/5), giá vàng trong nước giảm rất mạnh theo giá vàng thế giới. Theo đó, giá vàng miếng SJC về quanh mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn thấp nhất về 115 triệu đồng/lượng.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.