Khám phá đời sống loài voọc chà vá chân xám

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau hơn 16 năm dày công tìm hiểu, các nhà nghiên cứu đã giải mã phần nào những đặc tính và cuộc sống của voọc chà vá chân xám. Đây là loài động vật đặc hữu chỉ có ở Việt Nam và nằm trong nhóm 25 loài linh trưởng nguy cấp, quý hiếm trên thế giới.
Loài động vật quý hiếm và thú vị 
Anh Nguyễn Ái Tâm-Điều phối viên của Chương trình Bảo tồn voọc chà vá chân xám tại Vườn quốc gia (VQG) Kon Ka Kinh-chia sẻ: Voọc chà vá chân xám sống thành từng đàn, tương tự 1 gia đình. Mỗi gia đình voọc thường có 7-12 cá thể, đàn lớn có thể lên đến 25 cá thể. Cá biệt, năm 2009, đoàn nghiên cứu phát hiện quần thể voọc chà vá chân xám có đến 98 cá thể tại suối Hà Ngoi (tiểu khu 433, VQG Kon Ka Kinh). Tiếp đó, tháng 5-2020, đoàn bắt gặp quần thể voọc chà vá chân xám khoảng 50 cá thể. “Chúng tôi cho rằng, đây là hiện tượng voọc nhập đàn, thi thoảng xảy ra vào mùa sinh sản hoặc mùa khan hiếm thức ăn”-anh Tâm nói.
Mỗi đàn voọc chà vá chân xám có 1 con đực đầu đàn. Voọc đầu đàn tướng tá to, mặt oai và luôn ngồi ở vị trí cao nhất để quan sát, chăm lo cho cả đàn. Con voọc đầu đàn có “đặc quyền” được giao phối với tất cả các con cái trong đàn. Các con đực khác khi muốn giao phối, kết đôi với “bạn tình” nào đó trong đàn buộc phải chiến đấu với voọc đầu đàn để giành bạn tình. Thông thường, kết quả sau trận đấu tranh giành bạn tình sẽ là… tách đàn.
Một đàn voọc chà vá chân xám ở VQG Kon Ka Kinh. Ảnh: Nguyễn Ái Tâm FZS
Một đàn voọc chà vá chân xám ở VQG Kon Ka Kinh. Ảnh: Nguyễn Ái Tâm FZS
Voọc chà vá chân xám có tinh thần bảo vệ “lãnh thổ” rất cao. Mỗi đàn đều có “quy ước ngầm” về phạm vi lãnh thổ. Nếu “lãnh thổ” bị xâm phạm thì các bên sẽ phải chiến đấu. Voọc đầu đàn chính là chiến binh duy nhất ra trận để tranh hùng. “Va chạm ở mức độ nhẹ sẽ là gầm gừ cảnh báo, nặng là 2 con đực đầu đàn lao vào đánh nhau để phân thắng bại”-anh Tâm cho hay.

Chương trình Bảo tồn voọc chà vá chân xám tại VQG Kon Ka Kinh do nhóm nghiên cứu gồm 7 người thực hiện. Từ năm 2010 đến nay, nhóm nghiên cứu đã ký kết chương trình bảo tồn voọc chà vá chân xám với VQG Kon Ka Kinh và thực hiện nhiều hoạt động nhằm bảo tồn loài động vật quý hiếm này. Cụ thể: nghiên cứu đặc tính loài, đào tạo nâng cao năng lực cho lực lượng kiểm lâm viên của Vườn, nâng cao nhận thức cho người dân sinh sống khu vực gần rừng về bảo tồn voọc chà vá chân xám và tài nguyên rừng để gìn giữ môi trường sống cho loài động vật quý hiếm này. 

Voọc chà vá chân xám gần như không uống nước, cũng không bao giờ chủ động tiếp mặt đất, trừ khi bị rơi hoặc phải di chuyển trong điều kiện không có cây cối. Bởi vậy, thức ăn ưa thích của chúng là lá tươi non hoặc các loại quả có vị chát, chứa nhiều chất Tanin. Sau nhiều năm nghiên cứu, theo dõi và ghi nhận thông tin cuộc sống của loài động vật đặc biệt quý hiếm này, nhóm nghiên cứu đã thống kê được khoảng hơn 300 loài thực vật là nguồn thức ăn của loài voọc chà vá chân xám, trong đó có khoảng 10 loài cây là thức ăn chính như: linh chi, trâm, quả sanh…

“Điểm vàng” nghiên cứu voọc chà vá chân xám
Theo TS. Hà Thăng Long-Giám đốc Chương trình Bảo tồn voọc chà vá chân xám tại VQG Kon Ka Kinh, kết quả nghiên cứu, thống kê gần đây cho thấy: Số lượng cá thể voọc chà vá chân xám tăng lên khá nhiều so với đợt thống kê quy mô được thực hiện từ năm 2004 đến năm 2009.
“Riêng tại VQG Kon Ka Kinh hiện có khoảng 500 cá thể voọc chà vá chân xám (tăng khoảng 150 cá thể so với năm 2009). Voọc chà vá chân xám phân bố đều khắp VQG Kon Ka Kinh. Đây thực sự là “điểm vàng” cho các nhà khoa học nghiên cứu về loài linh trưởng tại Việt Nam. Chúng tôi đánh giá rất cao sự phối hợp hỗ trợ của VQG Kon Ka Kinh và người dân các vùng gần rừng nơi có ghi nhận sự xuất hiện của voọc chà vá chân xám”-TS. Hà Thăng Long bày tỏ.
Nhóm nghiên cứu trao đổi thông tin thông qua phân tích số lượng, tần suất tiếng hót của voọc chà vá chân xám. Ảnh: Lê Hòa
Nhóm nghiên cứu trao đổi thông tin thông qua phân tích số lượng, tần suất tiếng hót của voọc chà vá chân xám. Ảnh: Lê Hòa
Anh Hjun (xã Đak Tơ Ve, huyện Mang Yang) từng là thợ săn lão luyện, thông thạo nhiều ngõ ngách trong VQG Kon Ka Kinh. Sau khi được cán bộ VQG và thành viên nhóm nghiên cứu chiêu mộ, huấn luyện đã trở thành một trong những “tay” tìm và ghi nhận thông tin của loài voọc này rất cừ khôi! Chỉ cần nghe tiếng đàn voọc hót, anh Hjun sẽ có thể phân biệt được đâu là tiếng con đực, con cái, tiếng của voọc trưởng thành hay voọc con…
Hiện nay, ngày càng có nhiều thiết bị, phương tiện hiện đại được đưa vào ứng dụng trong nghiên cứu các loài động vật quý hiếm; trong đó có thể nhắc đến phương pháp sử dụng “bẫy ảnh” (Camera Trap). “Gần 1 năm nay, tại VQG Kon Ka Kinh đã bố trí lắp đặt khoảng 15 “bẫy ảnh” tại các tiểu khu: 79, 433 và 110. Qua đó, đã ghi nhận thêm hình ảnh không chỉ voọc chà vá chân xám mà còn có thêm nhiều loài động vật quý hiếm khác như: rái cá, khỉ mặt đỏ, chim khướu, gà so, sơn dương…”-anh Tâm thông tin thêm.
LÊ HÒA

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Nuôi chim săn mồi, huấn luyện chúng trở thành những “chúa tể” bầu trời là sở thích của nhiều người. Thú chơi này nở rộ từ sau Tết Nguyên đán cho tới tháng 5, được các tay buôn lùng sục khắp nơi tìm nguồn. 
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

Sau 70 năm giải phóng, mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng có rất nhiều thay đổi đáng tự hào trên. Để làm rõ hơn kết quả đạt được của Điện Biên trong 70 năm qua và định hướng sắp tới, phóng viên Tiền Phong có cuộc trao đổi với ông Lê Thành Đô - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên.
Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

Có lẽ, ít ở đâu trên nước ta, quyết tâm đưa điện về bản lại cao như ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Địa bàn nghèo nên không thể cấp cho dân “cá”, muốn cấp “cần câu” cũng khó nên chính quyền chọn cách đưa cho dân “mồi câu”. “Mồi câu” ở đây chính là điện lưới quốc gia.
Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.