Khai mạc trưng bày chuyên đề "Hồ Chí Minh - Những nét phác họa chân dung"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2020), chiều 7-5 tại Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng khai mạc trưng bày chuyên đề: “Hồ Chí Minh - Những nét phác họa chân dung”. 

 

 Cắt băng khai mạc triển lãm
Cắt băng khai mạc triển lãm "Hồ Chí Minh-Những nét phác họa chân dung"



Hơn 200 tài liệu, tư liệu ảnh, hiện vật và tranh cổ động được trưng bày, giới thiệu là những hiện vật đặc sắc được lựa chọn từ kho cơ sở của Bảo tàng Hồ Chí Minh và Cục lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, trong đó có nhiều hiện vật quý được tiếp nhận từ nước ngoài.

“Thông qua những góc nhìn khác nhau về cuộc đời, sự nghiệp và nhân cách sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trưng bày chuyên đề “Hồ Chí Minh- Những nét phác họa chân dung” khắc họa hình ảnh một vị lãnh tụ vĩ đại, tận tụy quên mình, hiến dâng cả cuộc đời vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc; nhưng lại giàu lòng bác ái, thanh bạch, dung dị và gần gũi trong cuộc sống đời thường. Nhân cách cao đẹp của Người đã tạo nên những giá trị nhân văn cao cả, có sức lan toả trong lòng mỗi người dân Việt Nam và trong trái tim nhân loại...”, Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh Vũ Mạnh Hà nhấn mạnh.


 

 Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng và Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Nguyễn Ngọc Thiện cùng đông đảo người dân đã tới dự khai mạc triển lãm
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng và Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Nguyễn Ngọc Thiện cùng đông đảo người dân đã tới dự khai mạc triển lãm



Nhiều hiện vật, hình ảnh đặc biệt đã được giới thiệu tại triển lãm như: Bức chân dung ánh sáng năm 1946, do nhiếp ảnh gia người Pháp Laure Albin Guilliot chụp Chủ tịch Hồ Chí Minh; bộ dụng cụ tập thể thao của Bác; Trang sổ lương của Anh Văn Ba được sao lại từ cuốn sổ lương của tàu Amiral Latouche Tréville do Bảo tàng Hồ Chí Minh sưu tầm tại Trung tâm lưu trữ hải ngoại tại Aix en Provence, Pháp; ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Bệnh viện Bạch Mai; Mũ len của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cho ông Pierre Biquard, giáo sư vật lý người Pháp. Đặc biệt, bức tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Nhà tù Côn Đảo là hiện vật lần đầu tiên được Bảo tàng Hồ Chí Minh trưng bày.

 

Bức tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Nhà tù Côn Đảo
Bức tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Nhà tù Côn Đảo
 Bức chân dung ánh sáng năm 1946, do nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Pháp thực hiện
Bức chân dung ánh sáng năm 1946, do nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Pháp thực hiện


“Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa nhưng tâm nguyện của Người vì một Việt Nam đàng hoàng hơn, to đẹp hơn vẫn luôn được các thế hệ người dân Việt Nam ghi nhớ. Đặc biệt, trong giai đoạn đất nước đổi mới và chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là việc làm thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta”, ông Vũ Mạnh Hà nhấn mạnh.

Trưng bày chuyên đề mở cửa đón khách tham quan từ ngày 7-5-2020. Trưng bày chuyên đề cũng sẽ được tổ chức tại các đơn vị thuộc hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, một số bảo tàng địa phương và trường đại học trên cả nước.

Theo MAI AN (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.