Khai mạc Triển lãm 'Không gian Mộc bản Triều Nguyễn' tại Đà Lạt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Tại Triển lãm, khách tham quan được trải nghiệm ứng dụng Hologram để hiểu về câu chuyện Mộc bản Triều Nguyễn bằng tranh cát, công nghệ 3D Mapping để xem quy trình biên soạn và khắc in Mộc bản.
Mộc bản Triều Nguyễn là bản gốc của các bộ chính văn, chính sử nổi tiếng của Việt Nam được biên soạn, khắc in chủ yếu dưới Triều Nguyễn. (Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV)

Mộc bản Triều Nguyễn là bản gốc của các bộ chính văn, chính sử nổi tiếng của Việt Nam được biên soạn, khắc in chủ yếu dưới Triều Nguyễn. (Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV)

Chiều tối 22/9, tại thành phố Đà Lạt, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV (Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Bộ Nội vụ) tổ chức khai mạc Triển lãm “Không gian Mộc bản Triều Nguyễn” và sự kiện văn hóa “Hành trình Di sản trong Thời đại Số," với sự tham gia của gần 200 đại biểu khách mời.

Thứ trưởng Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết ngoài việc quản lý, bảo quản tài liệu lưu trữ theo phân công, chuyên đề, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV rất vinh dự và có trách nhiệm rất cao trong việc quản lý, bảo quản và phát huy giá trị khối tài liệu Mộc bản Triều Nguyễn với 33.971 Mộc bản.

Đây là tài liệu quý giá, có giá trị đặc biệt trong kho tàng lịch sử Việt Nam, thể hiện các hoạt động của Triều Nguyễn, để các thế hệ mai sau có thể tìm hiểu cội nguồn, sự phát triển văn hóa của dân tộc.

Năm 2009, UNESCO đã vinh danh Mộc bản Triều Nguyễn là Di sản Tư liệu Thế giới đầu tiên của Việt Nam, là sự ghi nhận, đánh giá cao của quốc tế và cũng là trách nhiệm nặng nề của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV.

Bộ Nội vụ đã chỉ đạo Cục yêu cầu các trung tâm làm tốt công tác bảo quản và đặc biệt phải phát huy giá trị tài liệu lưu trữ quốc gia.

Các trung tâm đã có nhiều hoạt động phong phú. Việc Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV tổ chức không gian Mộc bản Triều Nguyễn trong sự kiện “Hành trình Di sản trong Thời đại Số" là một trong những hoạt động của Đề án bảo quản, phát huy giá trị tài liệu Mộc bản Triều Nguyễn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2016.

Hoạt động phát huy giá trị tài liệu Mộc bản, Châu bản thể hiện cả dòng chảy lịch sử Việt Nam, thể hiện truyền thống lịch sử, văn hóa, chủ quyền quốc gia.

Đánh giá cao cách phát huy giá trị tài liệu lưu trữ, có sự kết hợp giữa truyền thống với hiện đại, Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng cho biết sử dụng công nghệ số tái hiện lại lịch sử hình thành, quy trình biên soạn, khắc ghi Mộc bản, đặc biệt là thông tin trên Mộc bản - bản hùng ca sử Việt, giúp công chúng có thể tiếp cận gần như nguyên bản Mộc bản.

Ông đánh giá cao sự cố gắng của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV có nhiều sáng tạo, tìm tòi trong phát huy giá trị tài liệu; mong muốn làm tốt hơn nữa việc quảng bá hình ảnh, truyền thống lịch sử để công chúng các thế hệ tiếp cận; sự đồng hành của các bộ, ngành, địa phương trong việc bảo quản, phát huy tốt giá trị tài liệu lưu trữ quốc gia, đặc biệt là Mộc bản.

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng Phạm S chia sẻ, nhân kỷ niệm 130 năm Đà Lạt hình thành và phát triển (1893-2023), tỉnh tổ chức nhiều sự kiện chào mừng. Triển lãm “Không gian Mộc bản Triều Nguyễn” và sự kiện văn hóa “Hành trình Di sản trong Thời đại Số” do Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV tổ chức là sự kiện ý nghĩa.

Với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự hỗ trợ, phối hợp của các cơ quan thuộc Bộ Nội vụ, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV đã thực hiện tốt nhiệm vụ với sứ mệnh giữ gìn Mộc bản Triều Nguyễn, góp phần là một trong những điểm đến cho du khách Lâm Đồng và Đà Lạt.

Mộc bản là tư liệu quan trọng để nghiên cứu công nghệ in ấn, xuất bản và việc truyền bá tri thức ở Việt Nam thời kỳ trước. (Ảnh: TTXVN)

Mộc bản là tư liệu quan trọng để nghiên cứu công nghệ in ấn, xuất bản và việc truyền bá tri thức ở Việt Nam thời kỳ trước. (Ảnh: TTXVN)

Số lượng 50.000 lượt khách đến thăm mỗi năm đã đưa Trung tâm trở thành trung tâm học đường, giáo dục văn hóa, truyền thống lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Nhắc đến các hoạt động ý nghĩa Trung tâm phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức như “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý," “Đà Lạt xưa và nay," ông Phạm S nhấn mạnh “với trách nhiệm, tình cảm, hướng đến lịch sử, hướng đến tương lai, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV đặt chân tại thành phố Đà Lạt đã góp phần tạo nên những di sản của UNESCO".

Mộc bản Triều Nguyễn là những bản gốc tài liệu, có giá trị đặc biệt về lịch sử, chính trị, xã hội, văn hóa, quốc phòng,… đã được ngành Lưu trữ qua các thời kỳ tập trung quản lý, gìn giữ và phát huy giá trị một cách thống nhất, có hiệu quả, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Lần đầu tiên tại một Trung tâm Lưu trữ Quốc gia, người tham dự được trải nghiệm ứng dụng Hologram để hiểu về câu chuyện Mộc bản bằng tranh cát, công nghệ 3D Mapping để xem quy trình biên soạn và khắc in Mộc bản, sử dụng công nghệ thực tế ảo VR 360, quét mã QR Code để xem thông tin trưng bày…

Người tham gia sẽ cùng nhau trao đổi về chuyển đổi số trong phát huy giá trị tài liệu lưu trữ thông qua tọa đàm với sự tham dự của các nhà quản lý và các chuyên gia trong lĩnh vực lưu trữ và công nghệ.

Đây là sự kiện mở đầu quá trình quảng bá, bảo tồn, phát huy giá trị tài liệu Mộc bản Triều Nguyễn theo hướng kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giúp Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn, gần gũi, bổ ích của khách du lịch, các chuyên gia trong và ngoài nước, đặc biệt là thế hệ trẻ khi đặt chân đến thành phố Đà Lạt.

Sự kiện hứa hẹn sẽ là nơi định hướng, thúc đẩy chuyển đổi số trong công tác bảo quản, phát huy giá trị tài liệu lưu trữ cho các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Có thể bạn quan tâm

Thợ rèn trong xã hội Tây Nguyên

Thợ rèn trong xã hội Tây Nguyên

(GLO)- Việc tìm thấy kim loại sắt đã giúp loài người tiến một bước dài trong lịch sử. Cũng vì thế mà người chế tác sắt-thợ rèn được nhiều tộc người trên thế giới tôn vinh. Riêng với người Tây Nguyên, thợ rèn được coi là người sáng thế, người tạo ra con người.
Chuyện về hậu hiền họ Nguyễn ở Phú Cần

Chuyện về hậu hiền họ Nguyễn ở Phú Cần

(GLO)- Hàng năm, cứ đến ngày 28-5 âm lịch, dân làng Phú Cần xưa (nay thuộc thôn Thắng Lợi, xã Phú Cần, huyện Krông Pa) lại tập trung về ngôi đền thờ tiền hiền của làng để tưởng nhớ và tri ân các bậc tiền hiền, hậu hiền đã có công xây dựng, phát triển làng xã.
Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc: Sức sống của nghệ thuật dân gian

Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc: Sức sống của nghệ thuật dân gian

(GLO)- Khởi đi từ đời sống, nghệ thuật dân gian chạm vào đời sống và có sức sống bền lâu. Điều đó thêm một lần thể hiện tại Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc tỉnh Gia Lai năm 2024 qua phần trình diễn của các nghệ sĩ “chân đất”.
Nghệ nhân ưu tú trao truyền di sản văn hóa

Nghệ nhân ưu tú trao truyền di sản văn hóa

(GLO)- Các nghệ nhân ưu tú trong cộng đồng Bahnar, Jrai đã cùng gặp nhau tại phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai) để truyền dạy văn hóa phi vật thể cho thế hệ kế cận. Thay đổi không gian thực hành quen thuộc nhưng các nghệ nhân và truyền nhân vẫn đầy đam mê, luôn giữ lửa tình yêu với văn hóa dân tộc.
Lễ cúng bến nước Hồ Lắk

Lễ cúng bến nước Hồ Lắk

Lễ cúng bến nước hay còn gọi là lễ cúng bến hồ là một trong những lễ hội truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên nói chung và dân tộc M’nông huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk nói riêng.
Hoa tai bạc của người Bahnar

Hoa tai bạc của người Bahnar

(GLO)- Hoa tai bạc hay ngà voi là trang sức đặc trưng của phụ nữ Bahnar ở huyện Kông Chro. Nếu hoa tai ngà voi gần như biến mất cùng với tục căng tai thì hoa tai bạc vẫn tồn tại trong đời sống của người Bahnar như một tiêu chí của cái đẹp, của truyền thống văn hóa.
Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê

Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê

Trước ngày tổ chức lễ cúng sức khỏe, người dân trong buôn cùng nhau góp một ít gạo cho chủ nhà nấu rượu phục vụ lễ cúng. Qua đó, thể hiện sự gắn kết, sẻ chia trong cuộc sống, tình đoàn kết cộng đồng dân tộc.