Khai mạc "Liên hoan Âm nhạc ASEAN-2022"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Liên hoan Âm nhạc ASEAN-2022 có sự tham gia của hơn 200 nghệ sĩ, diễn viên, chuyển đến thông điệp “Đoàn kết, sáng tạo-Cùng nhau tỏa sáng” đã chính thức khai mạc tại TP. Hội An (tỉnh Quảng Nam). Liên hoan diễn ra từ 19 đến 24-12-2022.

Nằm trong chuỗi sự kiện quốc tế của Năm Du lịch quốc gia 2022 "Quảng Nam- Điểm đến du lịch xanh", tối 19-12, tại TP. Hội An, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam khai mạc Liên hoan Âm nhạc ASEAN- 2022 với sự tham gia của 14 đoàn nghệ thuật các nước ASEAN.

Báo Văn Hóa đưa tin: Ngay sau Lễ khai mạc, từ tối ngày 19-12, các đơn vị nghệ thuật đã bước vào biểu diễn dự thi với các chương trình rất sáng tạo, mang dấu ấn riêng biệt của từng đơn vị, địa phương, quốc gia. 

Chương trình nghệ thuật đêm khai mạc. Ảnh: Báo Văn Hóa
Chương trình nghệ thuật đêm khai mạc. Ảnh: Báo Văn Hóa

Mỗi đơn vị nghệ thuật tham gia 1 chương trình nghệ thuật tổng hợp có thời lượng từ 40-45 phút, gồm các loại hình thanh nhạc và khí nhạc, múa phụ họa với các phong cách, thể loại âm nhạc khác nhau,  hoặc kết hợp truyền thống và đương đại. 

Các đơn vị nghệ thuật quốc tế mang đến Liên hoan những chương trình nghệ thuật có chủ đề, thông điệp rõ ràng; có 1 tiết mục ca ngợi vẻ đẹp của đất nước, con người và văn hóa Việt Nam; thể hiện mối quan hệ đoàn kết, giao lưu, hội nhập quốc tế của các quốc gia trong khu vực ASEAN với Việt Nam.


Các đoàn, đơn vị nghệ thuật Việt Nam mang đến những tiết mục diễn ca ngợi vẻ đẹp của đất nước, con người và văn hóa của các quốc gia trong khu vực ASEAN; thể hiện mối quan hệ đoàn kết, giao lưu, hội nhập quốc tế của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực ASEAN. 

Bên cạnh phần diễn thi, từ ngày 20 đến 23-12, các đoàn sẽ biểu diễn phục vụ nhân dân, du khách tại Công viên Vườn tượng An Hội (TP. Hội An). 

Theo Thông Tấn xã Việt Nam: Phát biểu tại đêm khai mạc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Văn Tân nhấn mạnh: Liên hoan Âm nhạc ASEAN- 2022 là dịp để các đoàn nghệ thuật, nghệ sĩ, diễn viên, những người làm công tác văn hóa- văn nghệ cộng đồng các nước ASEAN quảng bá, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm hoạt động biểu diễn và sáng tạo nghệ thuật, tiếp thu những tinh hoa âm nhạc truyền thống để hội nhập, phát triển trong thời kỳ mới. Đây còn là cơ hội tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước trong khu vực, qua đó góp phần xây dựng cộng đồng ASEAN hòa bình, hợp tác, hữu nghị, phát triển.

Liên hoan cũng là cầu nối để Quảng Nam quảng bá tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch với các giá trị di sản văn hóa truyền thống, sản phẩm du lịch hấp dẫn và minh chứng rõ nét khẳng định Quảng Nam là điểm đến an toàn, thân thiện trên nhiều lĩnh vực, góp phần làm phong phú hoạt động trong khuôn khổ bế mạc Năm Du lịch quốc gia-Quảng Nam 2022.

Với trách nhiệm của mình, Quảng Nam đã, đang và sẽ tích cực trong công tác phối hợp, chuẩn bị chu đáo để tổ chức thành công Liên hoan Âm nhạc ASEAN-2022, nhằm mang đến cho các nghệ sĩ, diễn viên, những người làm công tác văn hóa-văn nghệ những điều kiện tốt nhất và những trải nghiệm, ấn tượng thú vị về vùng đất, con người Quảng Nam.

Quảng Nam là mảnh đất có bề dày truyền thống, lịch sử, văn hóa, cách mạng với 2 di sản văn hóa thế giới là Đô thị cổ Hội An và Khu đền tháp Mỹ Sơn. Trên địa bàn tỉnh có khu Dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An; có Nghệ thuật Bài chòi được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; có địa chỉ đỏ Tượng Mẹ Việt Nam Anh hùng kỳ vĩ và trang nghiêm; có 125 km bờ biển xanh ngát, cát trắng, nắng vàng tuyệt đẹp; núi rừng Trường Sơn đại ngàn, đầy thơ mộng và nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng khác...

QUANG VĂN (tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm

Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

(GLO)- Bằng tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Ak (80 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đan lát và chế tác nhạc cụ dân tộc với mong muốn lưu giữ cho thế hệ mai sau.
Quanh co ghềnh thác

Quanh co ghềnh thác

(GLO)- Câu thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” của người Việt chúng ta thật có sức gợi. Không chỉ gợi hình ảnh, nó còn gợi cảm giác và gợi cả những thanh âm. Mỗi khi đứng trước một con thác, nhìn dòng nước lao từ trên cao xuống, rồi uốn mình đổ xuôi đi, tôi luôn nghĩ đến câu thành ngữ ấy.
Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng triển khai công tác kiểm kê di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể trên địa bàn. Đây chính là tiền đề để huyện tiếp tục làm tốt công tác quản lý cũng như phát huy giá trị di sản nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển.
Về nơi sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú

Về nơi sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú

Quê hương cố Tổng Bí thư Trần Phú ở xã Tùng Ảnh (huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh), nhưng ông sinh ngày 1/5/1904 tại Thành An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Vùng đất sinh ra đồng chí Trần Phú cũng là một nơi sơn thủy hữu tình, “địa linh nhân kiệt” và ghi dấu sự hình thành vùng đất Phú Yên.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...