Kết nối giao thông Tây Nguyên - Bài 2: Tăng tốc các dự án huyết mạch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tăng cường liên kết vùng, liên vùng bằng các dự án giao thông đang là một nhu cầu cấp thiết đối với các tỉnh khu vực Tây Nguyên. Do đặc điểm về địa hình nên hệ thống giao thông kết nối vùng Tây Nguyên với khu vực vùng lân cận không thể phát triển giao thông đường thủy, hạn chế trong việc phát triển đường sắt, nên chính quyền và người dân rất trông chờ vào các dự án cao tốc đã và đang triển khai.

Động lực từ dự án Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột

Tây Nguyên là vùng có tỷ lệ đường cao tốc thấp nhất cả nước, hiện mới chỉ có 19km đang vận hành khai thác sử dụng từ năm 2008 nối Liên Khương - Prenn (từ sân bay Liên Khương nối với TP Đà Lạt). Chính vì vậy, các dự án cao tốc được xây dựng mới sẽ là động lực để vùng đất này kết nối mạnh mẽ với những khu vực khác, giúp Tây Nguyên bứt phá trong tương lai.

Vừa qua, dự án Đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột khởi công xây dựng với tổng chiều dài hơn 117km, điểm đầu tại cảng Nam Vân Phong (thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa), điểm cuối thuộc địa phận xã Hòa Đông (huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk); tổng mức đầu tư gần 22.000 tỷ đồng. Theo Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột đi qua 11 xã thuộc 3 huyện Ea Kar, Krông Pắk và Cư Kuin có tổng diện tích đất sử dụng hơn 393ha. Dự án được đặt nhiều kỳ vọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nên công tác giải phóng mặt bằng rất thuận lợi, người dân đồng thuận bàn giao.

Ông Phạm Ngọc Nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, cho biết: “Dự án có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đánh thức và phát huy mạnh mẽ các tiềm năng, thế mạnh của 2 tỉnh và cả khu vực - là tuyến đường chiến lược “kết nối rừng với biển”, nối Tây Nguyên với duyên hải Nam Trung bộ; kết nối hành lang vận tải Đông - Tây. Dự án đi vào hoạt động sẽ góp phần quan trọng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, gắn với tăng cường đảm bảo quốc phòng - an ninh của 2 tỉnh và khu vực Nam Trung bộ - Tây Nguyên”.

Lãnh đạo trung ương và địa phương bấm nút khởi công Dự án đường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (ngày 18-6 tại Đắk Lắk). Ảnh: MAI CƯỜNG

Lãnh đạo trung ương và địa phương bấm nút khởi công Dự án đường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (ngày 18-6 tại Đắk Lắk). Ảnh: MAI CƯỜNG

Cấp bách Gia Nghĩa - Chơn Thành

Còn tại tỉnh Đắk Nông, những ngày này chính quyền cũng đang gấp rút thực hiện các công tác để chuẩn bị khởi công xây dựng dự án cao tốc Gia Nghĩa (tỉnh Đắk Nông) - Chơn Thành (tỉnh Bình Phước), dự kiến vào cuối năm 2023 theo hình thức đối tác công tư (PPP). Dự án có chiều dài khoảng 127km, thuộc dự án cao tốc Bắc Nam phía Tây, được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường bộ Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Dự án được giao UBND tỉnh Bình Phước làm chủ đầu tư với tổng vốn dự kiến trên 26.000 tỷ đồng, quy mô 6 làn xe.

Ông Lê Trọng Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông, cho rằng: “Dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành là dự án cấp bách, là đòn bẩy phát triển 3 trụ cột kinh tế của tỉnh, gồm: Công nghiệp alumin, nông nghiệp công nghệ cao và du lịch. Bên cạnh đó, dự án còn góp phần liên kết thế mạnh vùng Tây Nguyên với khu vực Đông Nam bộ và TPHCM, tạo đột phá để tỉnh phát triển nhanh và bền vững”.

Tại Lâm Đồng, sau khi Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Xây dựng đường bộ cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc theo phương thức PPP, tỉnh Lâm Đồng đã tích cực đẩy nhanh triển khai nhiều giải pháp cùng lúc để sớm khởi công trong đầu tháng 9-2023. Dự án này có chiều dài khoảng 66km (11km trên địa phận huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai; 55km thuộc địa phận tỉnh Lâm Đồng), có tổng mức đầu tư giai đoạn phân kỳ là 17.200 tỷ đồng. Đến nay, dự án đã cắm mốc xong 25/55km, với khoảng 250 cọc tim tuyến. Tương tự, dự án cao tốc đoạn Bảo Lộc - Liên Khương dài 74km, mức đầu tư dự kiến hơn 19.000 tỷ đồng (toàn bộ thuộc địa bàn Lâm Đồng) hiện cũng đang được tỉnh Lâm Đồng gấp rút triển khai các thủ tục để sớm khởi công đầu năm 2024.

Nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án cao tốc trên địa bàn, mới đây, UBND tỉnh Lâm Đồng đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ KH-ĐT cho phép thực hiện chỉ định thầu theo quy trình rút gọn đối với một số gói thầu tư vấn thuộc dự án như: thẩm tra hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; lập hồ sơ đánh giá tác động môi trường; tư vấn thăm dò khoáng sản để cấp phép khai thác các mỏ vật liệu... Cùng với đó, ông Trần Văn Hiệp, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, nhấn mạnh: “Dự án mở rộng đèo Prenn sẽ được mở rộng gấp đôi để đảm bảo xe cộ có thể lưu thông thuận lợi hai chiều. Đây là dự án quan trọng nhằm đảm bảo về an toàn giao thông; là điểm đầu, điểm cuối của các tuyến cao tốc Dầu Giây - Tân Phú; Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương” sắp được triển khai.

* Theo Bộ GTVT, dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư cho các tuyến đường bộ cao tốc kết nối vùng Tây Nguyên khoảng 156.000 tỷ đồng. Giai đoạn 2021-2025, tổng vốn bố trí để triển khai 4 dự án đường bộ cao tốc có tính chất liên vùng (trong đó có cao tốc Dầu Giây - Liên Khương) với kinh phí khoảng 28.038 tỷ đồng. Giai đoạn 2026-2030, nguồn vốn ngân sách nhà nước bố trí để triển khai các dự án cao tốc đã hoạch định trong quy hoạch có tính liên kết vùng với tổng nhu cầu vốn đầu tư tối thiểu khoảng 89.165 tỷ đồng (cao tốc Bắc Nam phía Tây các đoạn Gia Nghĩa đến Chơn Thành, Chơn Thành đến Đức Hòa...).

* Ông PHAN MƯỜI, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Kon Tum: Chờ đợi cao tốc, hàng không

Toàn tỉnh chưa có dự án cao tốc. Để thúc đẩy phát triển mạnh kinh tế - xã hội của tỉnh, kết nối tỉnh Kon Tum và các tỉnh trong khu vực với các trung tâm, vùng kinh tế trọng điểm của cả nước cũng như các nước trong khu vực và trên thế giới, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh trong công tác tuần tra, kiểm soát các vùng biên giới, Sở GTVT đã tham mưu UBND tỉnh kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT xem xét, chấp thuận bổ sung tuyến cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum vào Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; kiến nghị xem xét, chấp thuận Đề án đánh giá khả năng quy hoạch cảng hàng không Măng Đen. Đây là các dự án động lực quan trọng của tỉnh Kon Tum.

Đối với quốc lộ 24 qua tỉnh Kon Tum dài 25,2km, hiện công trình chưa được đầu tư nâng cấp theo quy hoạch cấp III miền núi, quốc lộ 14C còn lại dài 62km chưa được đầu tư cấp IV miền núi... Để phát huy hiệu quả, Sở GTVT đã tham mưu UBND tỉnh kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT xem xét, đầu tư các đoạn còn lại của quốc lộ 24, 14C, 40B trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

* Ông ĐOÀN HỮU DŨNG, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Gia Lai: Ưu tiên các công trình kết nối nhanh, mạnh

Với quan điểm giao thông đi trước mở đường cho phát triển, tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên các công trình có tính lan tỏa, đảm bảo mục tiêu kết nối nhanh, mạnh, thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung xây dựng hệ thống đường bộ cao tốc như tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku; tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn qua địa bàn tỉnh Gia Lai; các tuyến giao thông kết nối liên kết vùng như tuyến giao thông kết nối vùng Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) và huyện Ea H’Leo (Đắk Lắk), tuyến đường quốc lộ 19E nối Gia Lai - Phú Yên.

Đối với tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku, dự án có chiều dài khoảng 151,4km, quy mô 4 làn xe, tổng mức đầu tư khoảng 44.000 tỷ đồng, có tính chất đặc biệt quan trọng, phát huy lợi thế về vị trí địa kinh tế của các tỉnh Gia Lai, Bình Định, tạo bước đột phá chiến lược về kết cấu hạ tầng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Tuyến đường hình thành sẽ tạo trục cao tốc thông qua hệ thống các cảng biển của khu vực duyên hải miền Trung kết nối Biển Đông với khu vực tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia.

Sở GTVT sẽ tiếp tục phối hợp các cơ quan liên quan của tỉnh Bình Định và sở ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh làm việc với Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước và một số đối tác khác nghiên cứu dự án để thống nhất phương án tài chính, khai thác tạo nguồn lực cho dự án. Đồng thời sẽ làm việc với các bộ GTVT, KH-ĐT, Tài chính và các cơ quan liên quan để được hướng dẫn những nội dung liên quan đến phương án đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku sớm triển khai.

Có thể bạn quan tâm

Miền lửa đạn hồi sinh

Miền lửa đạn hồi sinh

Thung lũng Ia Drăng từng là vùng chiến địa nổi danh trên thế giới với đầy rẫy đạn bom. Hơn 50 năm sau, vùng thung lũng chết ấy đã hồi sinh với màu xanh của cây công nghiệp như tiêu, cà phê, cao su; mang lại việc làm và đời sống ấm no cho đồng bào địa phương cũng như dòng người đi kinh tế mới.

Sắc màu huyền bí

Sắc màu huyền bí

Văn hóa dân tộc M’nông luôn tạo cảm giác tò mò bởi sự huyền bí. Ở bất cứ lễ hội nào, đồng bào dân tộc M’nông cũng thể hiện những nét đặc trưng độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc họ. Bản sắc văn hóa đó cứ mãi lan tỏa, rất riêng, không nơi nào có được.

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

(GLO)- Từ hàng chục năm trước, nhiều gia đình người Tày từ các tỉnh miền núi phía Bắc di cư vào vùng đất Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) với khát khao xây dựng cuộc sống mới. Cũng từ đó, món bánh cuốn hay còn được gọi là bánh cuốn canh được họ mang theo đã trở thành đặc sản của vùng đất này.

Dưới bóng nêu làng

Dưới bóng nêu làng

Nghệ nhân nhân dân Hồ Ngọc An (70 tuổi, ở làng Trà Dòn, thôn 2, xã Trà Thủy, H.Trà Bồng, Quảng Ngãi) ngày đêm "truyền lửa", đào tạo lớp trẻ thực hành nghệ thuật trang trí cây nêu làng để gìn giữ tinh túy văn hóa dân tộc Kor.

Nghề lái tàu metro: 'Trái tim' của đoàn tàu

Nghề lái tàu metro: 'Trái tim' của đoàn tàu

Không trực tiếp lái tàu hay đón khách, đội ngũ nhân viên tại Phòng điều độ ở depot Long Bình (TP.Thủ Đức, TP.HCM) là những người làm việc thầm lặng, nhưng quyết định sự vận hành trơn tru của toàn hệ thống metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Mưu sinh trên những cánh rừng

Mưu sinh trên những cánh rừng

(GLO)- Việc trồng rừng đã tạo cơ hội việc làm cho nhiều người dân xã Song An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Giai đoạn nào, công việc ấy, người lao động rong ruổi trên những cánh rừng, nhọc nhằn mưu sinh, kiếm tiền trang trải cuộc sống.

Nữ anh hùng ở ngôi làng anh hùng

Nữ anh hùng ở ngôi làng anh hùng

Ngôi làng ấy trải qua những năm tháng đau thương và hào hùng của chiến tranh, ngôi làng ấy cũng sinh ra người nữ anh hùng đặc biệt. Mấy mươi năm ngày đất nước thống nhất, làng anh hùng đã thay da đổi thịt, và người nữ anh hùng cũng đã bạc trắng mái đầu.

Đổi thay trên quê hương Anh hùng A Sanh

Đổi thay trên quê hương Anh hùng A Sanh

(GLO)- Phát huy truyền thống quê hương Anh hùng A Sanh, những năm qua, người dân làng Nú (xã Ia Khai, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tích cực, chủ động trong lao động sản xuất, trở thành điểm sáng trong xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.

Ký ức tháng ba

Ký ức tháng ba

(GLO)- Một ngày mùa khô cuối tháng 3-1975, ông Ksor Doen lần đầu tiên trở về làng Tung (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) sau hơn 2 năm xa nhà. Quê nhà hiện ra sau cây hoa pơ lang còn sót lại vài bông cuối mùa khiến người lính đang ngây ngất trong niềm vui chiến thắng càng bồn chồn bước chân.