Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh tại hội nghị đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Văn phòng UBND tỉnh Gia Lai vừa có thông báo Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh tại hội nghị nghe báo cáo kết quả đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, địa phương năm 2021 và kế hoạch khắc phục, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2022. 
Kết luận nêu, năm 2022 phấn đấu chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh nằm trong nhóm 20 tỉnh có chỉ số CPI cao nhất cả nước. Căn cứ vào mục tiêu phấn đấu chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh, giám đốc các sở, thủ trưởng các ngành. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch khắc phục, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, địa phương (DDCI) theo lĩnh vực phụ trách; gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 31-7-2022 để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh. Kế hoạch xây dựng với bố cục theo từng tiêu chí, từng chỉ số con, chỉ số thành phần; lấy điểm tối đa của các chỉ số làm mục tiêu phấn đấu, đề ra các nhiệm vụ cụ thể cho từng chỉ số, nhất là những chỉ số còn dư địa lớn và các chỉ số còn tồn tại; đảm bảo sự phát triển ở tất cả sở, ngành, địa phương; tạo sự lan tỏa, tác động tích cực đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh thời gian tới.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu các ý kiến tham gia tại hội nghị để hoàn chỉnh kế hoạch khắc phục, nâng cao chỉ số PCI năm 2022 và các năm tiếp theo của tỉnh, tham mưu UBND tỉnh trước ngày 26-7-2022. Kế hoạch phải bám sát mục tiêu phấn đấu năm 2022, phân công trách nhiệm và mục tiêu cụ thể cho từng chỉ số con, chỉ số thành phần để khắc phục, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.
 Đồng chí Võ Ngọc Thành phát biểu kết luận hội nghị công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, địa phương. Ảnh Mai Đào
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành phát biểu kết luận tại hội nghị công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, địa phương. Ảnh: Mai Đào
Các sở, ngành, địa phương cần thực hiện công khai minh bạch thông tin theo đúng quy định, đảm bảo đầy đủ, chính xác và kịp thời (quy hoạch, kế hoạch, thủ tục hành chính, kế hoạch thanh tra, kiểm tra). Các nội dung công khai phải dễ hiểu, dễ vận dụng, dễ thực hiện. Tăng cường các hoạt động kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp, tạo các điều kiện, môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển; tổ chức gặp mặt, đối thoại với doanh nghiệp, hợp tác xã (tối thiểu 2 lần/năm); chủ động, kịp thời xử lý, giải quyết các khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý theo đúng quy định. Thiết lập đường dây nóng, công khai số điện thoại lãnh đạo, bộ phận tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp lên website của đơn vị và xử lý thông tin kịp thời.
Nêu cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị; thường xuyên quán triệt, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ trên tinh thần hỗ trợ doanh nghiệp. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, thường xuyên kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý theo quy định và thẩm quyền đối với tập thể, cá nhân vi phạm các quy định trong thực thi công vụ; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đội ngũ công chức, viên chức về trách nhiệm, tác phong, năng lực trong thực thi công vụ.
Thiết lập các kênh liên thông thống nhất trong quy trình xử lý hồ sơ giữa các sở, ngành. Rà soát các thủ tục hành chính đã được công khai niêm yết, thời gian xử lý tối đa đối với từng nhóm thủ tục có thể giải quyết vài giờ, 1 ngày, 2 ngày để có giải pháp rút ngắn thời gian; đẩy mạnh việc triển khai dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4.
Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp cơ quan thuế, quản lý thị trường, công an và các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan rà soát, công khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra, tránh chồng chéo; không để xảy ra tình trạng thanh tra, kiểm tra quá 1 lần/năm đối với doanh nghiệp (trừ các trường hợp đột xuất, các trường hợp theo quy định pháp luật). Công khai các ngành hàng được thanh tra, kiểm tra quá 1 lần/năm theo quy định của pháp luật.
Văn phòng UBND tỉnh, Tổ trưởng tổ công tác tăng cường theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao; phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư tập trung kiểm tra việc triển khai các biện pháp khắc phục, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh. Các sở, ngành, địa phương khẩn trương thành lập Tổ công tác để kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ được giao tại đơn vị. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, thực hiện đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo nguồn lao động trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu thị trường cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề; hỗ trợ các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp mới thành lập tiếp cận nguồn lao động; tư vấn, kết nối cung-cầu lao động; cùng các sở, ngành, địa phương thống nhất quy trình triển khai các dự án đầu tư, các dự án đưa vào danh mục kêu gọi đầu tư (có kiến của cấp ủy cấp huyện); cụ thể quy trình đầu tư gồm mấy bước cho từng lĩnh vực, từng dự án ở các lĩnh vực khác nhau, hồ sơ cần lấy ý kiến những cơ quan nào; nghiên cứu việc quản lý, phân cấp cụ thể để doanh nghiệp thuận tiện trong việc triển khai thực hiện.
LỆ HẰNG

 

Có thể bạn quan tâm

Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng chất lượng, thân thiện môi trường

Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng chất lượng, thân thiện môi trường

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Công văn số 2322/UBND-KTTH triển khai thực hiện Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 26-8-2024 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng.

Các đơn vị thực hiện nộp hồ sơ giải quyết TTHC về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty TNHH một thành viên tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, quầy Sở Kế hoạch và Đầu tư. Ảnh: Hà Duy

Công bố 3 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành Quyết định số 561/QĐ-UBND công bố danh mục gồm 3 thủ tục hành chính (TTHC) mới và quy trình nội bộ giải quyết TTHC trong lĩnh vực chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty TNHH một thành viên thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Cổ phiếu DLG sẽ không bị hủy niêm yết

Cổ phiếu DLG sẽ không bị hủy niêm yết

(GLO)- Ông Nguyễn Tường Cọt-Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai khẳng định, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Đức Long Gia Lai đang hồi phục và cổ phiếu Đức Long Gia Lai (HoSE: DLG) sẽ không bị hủy niêm yết.

Lực đẩy từ quyết sách

Lực đẩy từ quyết sách

Đến hết quý 2-2024, dù tình hình địa - chính trị toàn cầu đầy bất ổn thì trong đà phục hồi mạnh mẽ của Đông Nam Á, Philippines và Việt Nam tiếp tục là hai nền kinh tế có hiệu suất cao nhất trong khu vực, tăng trưởng lần lượt là 6,3% và 6,9%, trong khi Malaysia đứng thứ ba, tăng trưởng 5,9%.

Vật liệu xây dựng không nung khó tiêu thụ

Vật liệu xây dựng không nung khó tiêu thụ

(GLO)- Toàn tỉnh hiện có 16 nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung với tổng công suất hơn 169 triệu viên/năm, chủ yếu sản xuất gạch block và gạch terrazzo. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp sản xuất loại vật liệu này đang gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ.