Kbang phấn đấu đến năm 2025 chuyển đổi 2.917 ha cây trồng kém hiệu quả sang cây trồng khác

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)-

Thực hiện Quyết định số 111/QĐ-UBND ngày 14-3-2023 của UBND tỉnh, UBND huyện Kbang vừa ban hành Kế hoạch số 813/KH-UBND về việc triển khai Đề án Chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang phát triển cây trồng có giá trị kinh tế cao và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cây mắc ca phát triển mạnh ở Kbang và cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Lê Nam

Cây mắc ca phát triển mạnh ở Kbang và cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Lê Nam

Theo đó, giai đoạn 2023-2025, huyện phấn đấu chuyển đổi khoảng 2.917 ha cây trồng kém hiệu quả sang phát triển sản xuất rau, cây ăn quả, cây dược liệu, cây làm thức ăn cho chăn nuôi, cây trồng khác và dành quỹ đất phát triển các vùng, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trong đó, chuyển đổi khoảng 90 ha đất trồng lúa, 654 ha đất trồng mì, 2.112 ha đất trồng mía, 35,8 ha đất trồng cao su, 18,6 ha đất trồng điều và 6,6 đất trồng hồ tiêu kém hiệu quả. Mục tiêu giá trị sản xuất bình quân đạt khoảng 150-200 triệu đồng/ha đất thực hiện chuyển đổi; hình thành ít nhất 1 cơ sở sản xuất giống cây trồng đáp ứng đủ nhu cầu cây giống tốt phục vụ cho nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng và phát triển sản xuất của người dân trên địa bàn.

Giai đoạn 2026-2030, phấn đấu chuyển đổi khoảng 875 ha cây trồng kém hiệu quả sang phát triển sản xuất rau, cây ăn quả, cây dược liệu, cây làm thức ăn cho chăn nuôi, cây trồng khác và dành quỹ đất phát triển các vùng, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trong đó, chuyển đổi khoảng 75 ha đất trồng lúa, 300 ha đất trồng mì, 500 ha đất trồng mía kém hiệu quả. Mục tiêu giá trị sản xuất bình quân đạt khoảng 250 triệu đồng/1 ha đất thực hiện chuyển đổi ; hình thành ít nhất 2 cơ sở sản xuất giống cây trồng đáp ứng đủ nhu cầu cây giống tốt phục vụ cho nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng và phát triển sản xuất của người dân trên địa bàn.

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu cao su đạt hơn 2,5 tỷ USD

Xuất khẩu cao su đạt hơn 2,5 tỷ USD

(GLO)- Báo Công thương dẫn lại số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho biết, trong tháng 11-2023, xuất khẩu cao su của Việt Nam ước đạt 250.000 tấn, trị giá 343 triệu USD (tăng 14,5% về lượng và tăng 16,6% về trị giá so với tháng 10-2023). Lũy kế 11 tháng năm 2023, xuất khẩu cao su cả nước ước đạt 1,87 triệu tấn, trị giá 2,51 tỷ USD (giảm 0,2% về lượng, giảm 14,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022).
Nâng tầm giá trị sản phẩm heo Broong Đức Cơ

Nâng tầm giá trị sản phẩm heo Broong Đức Cơ

(GLO)- Để nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm heo Broong trên thị trường, huyện Đức Cơ phối hợp với Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ) triển khai nhiệm vụ xây dựng và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Heo Broong Đức Cơ-Gia Lai”.

Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai: Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Doanh nghiệp và nông dân

Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai: Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Doanh nghiệp và nông dân

(GLO)- Cùng với chính sách đầu tư giống, phân bón, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, cơ giới hóa nhằm giảm chi phí tăng lợi nhuận cho người trồng mía khu vực các huyện, thị xã phía Đông Nam và vùng lân cận tỉnh Gia Lai, Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai (Agris Gia Lai) một thành viên của Công ty cổ phần Thành Thành Công-Biên Hòa (TTC AgriS, HOSE: SBT) còn thu mua mía theo giá thị trường thế giới đảm bảo hài hòa lợi ích chung. Điều này được thực hiện trong niên vụ 2023-2024, khi AgriS Gia Lai công bố giá năm nay sẽ tăng 10-15% so với năm ngoái, giúp người trồng mía không lo về giá.
Nông dân Chư Păh thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Nông dân Chư Păh thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” được Hội Nông dân huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) triển khai sâu rộng. Hưởng ứng phong trào này, bà con nông dân đã phát huy tính năng động, sáng tạo, đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển kinh tế.

Tái chế vỏ chanh dây: Hình thành chuỗi nông nghiệp tuần hoàn

Tái chế vỏ chanh dây: Hình thành chuỗi nông nghiệp tuần hoàn

(GLO)- Với mục tiêu hiện thực hóa chuỗi nông nghiệp tuần hoàn, Công ty TNHH Quicornac (Khu Công nghiệp Trà Đa, TP. Pleiku) đã triển khai cung cấp phụ phẩm vỏ chanh dây cho các trang trại chăn nuôi. Bên cạnh đó,Công ty còn liên kết với các đơn vị để nghiên cứu ủ phân hữu cơ vi sinh từ vỏ chanh dây, hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường.

Gia Lai: Giao UBND xã quản lý, vận hành, bảo trì công trình đầu tư quy mô nhỏ

Gia Lai: Giao UBND xã quản lý, vận hành, bảo trì công trình đầu tư quy mô nhỏ

(GLO)- Ngày 4-12, UBND tỉnh Gia Lai có Quyết định số 43/2023/QĐ-UBND ban hành Quy định việc quản lý, vận hành công trình; quy trình bảo trì, mức chi phí bảo trì công trình đối với dự án đầu tư xây dựng quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp được áp dụng cơ chế đặc thù thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh.
Sản xuất trà mộc nụ hòe bằng phương pháp sấy lạnh: Lợi ích kép

Sản xuất trà mộc nụ hòe bằng phương pháp sấy lạnh: Lợi ích kép

(GLO)- Với mong muốn tạo ra sản phẩm trà có lợi cho sức khỏe và tạo việc làm cho người dân địa phương, chị Phùng Thị Mỹ Lên (SN 1996, thôn Tư Lương, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã sản xuất trà mộc nụ hòe theo phương pháp sấy lạnh. Sản phẩm này vừa được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp huyện.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam thiết lập kỷ lục mới

Xuất khẩu gạo của Việt Nam thiết lập kỷ lục mới

(GLO)- Báo điện tử Vietnamnet dẫn số liệu từ Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết, tính từ đầu năm đến hết tháng 11-2023, xuất khẩu gạo của nước ta thu về 4,41 tỷ USD (tăng 36,3% so với cùng kỳ năm 2022). Theo đó, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam vượt qua mốc 3,65 tỷ USD năm 2011, chính thức thiết lập kỷ lục mới sau 34 năm tham gia thị trường thế giới.

Hỗ trợ người dân phát triển lâm nghiệp bền vững: Nhiều khó khăn cần tháo gỡ

Hỗ trợ người dân phát triển lâm nghiệp bền vững: Nhiều khó khăn cần tháo gỡ

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn Gia Lai đã triển khai thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 về phát triển kinh tế nông-lâm nghiệp bền vững gắn bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025. Tuy nhiên, việc thực hiện tiểu dự án này đang gặp không ít khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ.