Kbang chuyển đổi diện tích mía sang trồng cây ăn quả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) có gần 1.130 ha cây ăn quả các loại. Từ nguồn vốn chương trình nông thôn mới, huyện đã thực hiện dự án liên kết sản xuất cây ăn quả với tổng diện tích 34,8 ha tại các xã phía Nam.

Hai năm nay, gia đình ông Hồ Tấn Tại (thôn 1, xã Kông Pla) trồng mít Thái, ổi theo hướng hữu cơ. Toàn bộ phân bón đều được tưới qua hệ thống nhỏ giọt và phun mưa tại gốc. Việc sử dụng hệ thống tưới này đã giúp tiết kiệm tối đa lượng phân bón, giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng quả cao hơn.
 

Ông Hồ Tấn Tại (thôn 1, xã Kông Pla) chăm sóc vườn mít Thái. Ảnh: Ngọc Sang
Ông Hồ Tấn Tại (thôn 1, xã Kông Pla) chăm sóc vườn mít Thái. Ảnh: Ngọc Sang

Ông Tại cho hay: Giữa năm 2018, ông chuyển 1,4 ha mía không hiệu quả sang trồng mít Thái xen ổi trên diện tích hơn 1 ha, diện tích còn lại trồng măng tây. Sau gần 2 năm, 70/200 cây mít đã cho thu hoạch, còn ổi đã ra quả trước đó 1 năm.

“Ban đầu, tôi trồng thử nghiệm gần 2 sào măng tây, sau đó mở rộng diện tích lên gần 4 sào. Vụ vừa qua, với hơn 6 sào mít, ổi và măng tây đã cho thu hoạch, tôi thu về trên 120 triệu đồng. So với cây mía thì thu nhập cao hơn nhiều. Muốn có sản phẩm sạch đưa ra thị trường thì phải sản xuất theo hướng hữu cơ, giảm tối đa sử dụng thuốc và phân bón hóa học. Chính vì thế, trái cây của tôi vào kỳ thu hoạch đều được thương lái đến thu mua tận vườn. Đồng thời, việc sản xuất theo hướng hữu cơ sẽ đảm bảo cho tuổi thọ của cây được dài hơn”-ông Tại chia sẻ.

Tương tự, ông Phạm Xuân Luynh (thôn 3, xã Đak Hlơ) đầu tư hơn 40 triệu đồng đào giếng, lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm để chuyển đổi 2 ha mía sang trồng cây ăn quả theo hướng hữu cơ. Vụ vừa rồi, riêng ổi và mít đã cho thu nhập gần 80 triệu đồng.

“Năm 2018, tôi đã chuyển từ trồng mía sang trồng trồng cây ăn quả. Ngoài diện tích ổi và mít đã cho thu hoạch, năm tới, các loại khác sẽ cho thu hoạch đợt đầu tiên. Hy vọng các loại cây này sẽ cho thu nhập cao hơn nhiều lần so với cây mía”-ông Luynh nói.
 

 Vườn chanh không hạt của gia đình ông Phạm Xuân Luynh (thôn 3, xã Đak Hlơ). Ảnh: Ngọc Sang
Vườn chanh không hạt của gia đình ông Phạm Xuân Luynh (thôn 3, xã Đak Hlơ). Ảnh: Ngọc Sang

Ông Bùi Phích-Chủ tịch UBND xã Đak Hlơ-thông tin: Thời gian qua, người dân trong xã đã chuyển đổi 15 ha mía, mì kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả theo hướng hữu cơ. Đó cũng là tiền đề để xã xây dựng vùng chuyên canh cây ăn quả, giúp người dân nâng cao thu nhập, đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo trong thời gian tới, góp phần đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Những năm gần đây, một số cây trồng chủ lực ở huyện Kbang như: mía, mì không đem lại hiệu quả kinh tế nên nhiều hộ dân đã chuyển sang trồng cây ăn quả. Thành công bước đầu của những mô hình này đã mở ra hướng đi mới cho địa phương trong việc định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Theo thống kê, toàn huyện có gần 1.130 ha cây ăn quả các loại. Từ nguồn vốn chương trình nông thôn mới, huyện đã thực hiện dự án liên kết sản xuất cây ăn quả với tổng diện tích 34,8 ha tại các xã phía Nam, chủ yếu trồng mít Thái, na, chanh không hạt, bưởi da xanh, ổi… Đồng thời, huyện hỗ trợ, vận động người dân sản xuất theo hướng hữu cơ để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Trao đổi với P.V, ông Mã Văn Tình-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kbang-cho hay: Sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ đang là hướng đi đúng được nhiều người dân lựa chọn. Từ đây cho ra những sản phẩm sạch đáp ứng với nhu cầu thị trường tiêu dùng ngày càng cao và hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững, góp phần phá thế độc canh cây mía, đem lại thu nhập cao hơn cho người dân.

“Tuy nhiên, khu vực này rất khó khăn về nước tưới, các hộ chủ yếu tận dụng nguồn nước từ khe suối, ao, giếng… để sản xuất. Vào mùa khô, nguồn nước tưới không đảm bảo, việc chăm sóc cây trồng gặp khó khăn. Do đó, chúng tôi khuyến cáo các hộ dân chỉ trồng cây ăn quả trên những diện tích chủ động nguồn nước tưới, ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm; liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp, hợp tác xã, các hộ kinh doanh trái cây để ổn định đầu ra cho sản phẩm”-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kbang thông tin.

 NGỌC SANG

Có thể bạn quan tâm

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

(GLO)- Nhận thấy việc trồng cây hoa hòe mang lại thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn, xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) đã chủ động hỗ trợ bà con nông dân kỹ thuật chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP và đăng ký chứng nhận sản phẩm OCOP để nâng cao giá trị nông sản.

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

(GLO)- Mặc dù trải qua không ít khó khăn nhưng nhiều nông dân vẫn gắn bó với cây mía và xây dựng cánh đồng mía lớn. Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cây mía đã giúp nhiều hộ dân ở Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trở thành tỷ phú.

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).