Kbang ban hành quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận mắc ca

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ủy ban nhân dân huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) vừa ban hành quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận mắc ca Kbang-Gia Lai.

Chế biến sản phẩm mắc ca tại Cơ sở mắc ca Bảo An (tổ 8, thị trấn Kbang). Ảnh: Phạm Ngọc
Chế biến sản phẩm mắc ca tại Cơ sở mắc ca Bảo An (tổ 8, thị trấn Kbang). Ảnh: Phạm Ngọc

Theo đó, UBND huyện Kbang là chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận mắc ca Kbang-Gia Lai, đồng thời ủy quyền cho Phòng Kinh tế và Hạ tầng là cơ quan quản lý nhãn hiệu. Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, quảng cáo sản phẩm mắc ca có nguồn gốc trên địa bàn huyện Kbang được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận mắc ca Kbang-Gia Lai khi đáp ứng các điều kiện: có hoạt động sản xuất sản phẩm mắc ca nằm trong phạm vi vùng chứng nhận, chấp hành tốt các quy định của pháp luật về sản xuất, chế biến, kinh doanh…

Sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận gồm: quả mắc ca tươi, hạt mắc ca đã sơ chế và chế biến, hạt mắc ca tẩm ướp hương vị. Dịch vụ mang chứng nhận nhãn hiệu gồm: quảng cáo, mua bán hạt mắc ca đã sơ chế, chế biến, hạt mắc ca tẩm ướp hương vị, quả mắc ca tươi…

Việc ban hành quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận mắc ca Kbang-Gia Lai nhằm đảm bảo chất lượng, duy trì danh tiếng, nâng cao giá trị sản phẩm, hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh mắc ca của địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%

Giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%

(GLO)- Cục Hải quan Việt Nam cho biết, trong 15 ngày đầu tháng 4-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 31.224 tấn cao su các loại, trị giá 62 triệu USD (giảm 22,2% về lượng và giảm 2,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024); trong khi giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.