Israel tuyên bố không liên quan đến vụ nổ thiết bị liên lạc ở Liban

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hãng tin ABC News trích dẫn nguồn tin tình báo Mỹ cho biết Israel đã tham gia vào quá trình sản xuất máy nhắn tin gây phát nổ trên khắp Liban và nước này đã mất ít nhất 15 năm để chuẩn bị.
Xe ôtô bị hư hại sau vụ nổ loạt bộ đàm tại Baalbek, Liban. (Ảnh: THX/TTXVN)

Xe ôtô bị hư hại sau vụ nổ loạt bộ đàm tại Baalbek, Liban. (Ảnh: THX/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, ngày 22/9, Tổng thống Israel Isaac Herzog đã phủ nhận sự dính líu của Israel trong các vụ nổ thiết bị viễn thông gây chết người ở Liban trong hai ngày 17-18/9 vừa qua.

Trong một tuyên bố, Tổng thống Herzog nêu rõ: "Tôi hoàn toàn bác bỏ bất kỳ sự liên quan nào đến hoạt động này."

Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh ngày 20/9, hãng tin ABC News trích dẫn nguồn tin tình báo Mỹ cho biết Israel đã tham gia vào quá trình sản xuất máy nhắn tin gây phát nổ trên khắp Liban và nước này đã mất ít nhất 15 năm để chuẩn bị.

Theo Bộ Y tế Liban, các vụ nổ máy nhắn tin và bộ đàm xảy ra ngày 17-18/9 đã khiến 45 người thiệt mạng và hơn 3.000 người bị thương. Chính phủ Liban và Phong trào Hezbollah cáo buộc Israel gây ra vụ tấn công.

Căng thẳng giữa Israel và Hezbollah đang ngày một leo thang. Ngày 22/9, hai bên đã giao tranh dữ dội, khi các máy bay chiến đấu của Israel tiến hành đợt không kích dữ dội nhất trong gần 1 thập kỷ qua trên khắp miền Nam Liban.

Đáp lại, Hezbollah phóng nhiều tên lửa, trong đó một số quả rơi xuống gần thành phố Haifa, miền Bắc Israel.

Dư luận thế giới đang rất lo ngại về nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tổng lực giữa Israel và Hezbollah bởi nếu điều này xảy ra sẽ khiến xung đột lan ra toàn bộ Trung Đông.

Theo TTXVN/Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Đức thông qua dự luật sửa đổi, cho phép bắn hạ máy bay không người lái xâm nhập trái phép

Đức thông qua dự luật sửa đổi, cho phép bắn hạ máy bay không người lái xâm nhập trái phép

(GLO)- Sau nhiều lần phát hiện thiết bị bay không người lái bay trên các cơ sở quân sự mà không được cấp phép, Chính phủ Đức đã thông qua dự luật sửa đổi Đạo luật An ninh Hàng không, cho phép lực lượng vũ trang nước này bắn hạ các máy bay không người lái xâm nhập trái phép.