Israel phát hiện cổ vật 2.700 năm tuổi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 1-1, các nhà khảo cổ học của Israel thông báo đã phát hiện một con dấu bằng đất sét in những hình ảnh và ký tự Do Thái, được cho là của Thị trưởng thành cổ Jerusalem, có từ cách đây 2.700 năm.
 

Cổ vật được xác định có từ thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên.
Cổ vật được xác định có từ thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên.

Con dấu này được tìm thấy gần Bức tường phía Tây của thành cổ tại Jerusalem và được xác định có từ thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên. Trên con dấu có khắc hình ảnh 2 người đàn ông mặc váy, đối diện nhau giống như soi gương. Phía dưới hình ảnh này là một bản khắc chữ Do Thái cổ, có nghĩa là "Gửi Thị trưởng thành phố".

Nhà khảo cổ Shlomit Weksler-Bdolah, thuộc Cơ quan Cổ vật Israel, đề cao tầm quan trọng của phát hiện cổ vật này, vì cho đến nay, thị trưởng thành cổ Jerusalem mới chỉ được biết đến trong kinh thánh. Đây là lần đầu tiên các nhà khảo cổ Israel phát hiện một cổ vật như vậy tại khu di tích có từ thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên. Cổ vật này không đề cập tên của thị trưởng thành phố hay tên của thành cổ tại Jerusalem, nhưng các nhà khảo cổ tin rằng con dấu liên quan tới Thành cổ.

Giới khảo cổ học hy vọng nghiên cứu sâu hơn về cổ vật này sẽ hé lộ nhiều thông tin thú vị.

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Già làng “2 giỏi” của xã Ia Phí

Già làng “2 giỏi” của xã Ia Phí

(GLO)- Ông Rơ Châm Khir (SN 1954, làng Kênh, xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) không chỉ có đôi tay tài hoa vẽ những bức tranh sơn dầu, tượng gỗ dân gian đặc sắc, mà còn là già làng uy tín được cộng đồng tin tưởng.

Phát huy sức mạnh văn hóa

Phát huy sức mạnh văn hóa

Khi các giá trị văn hóa, di sản và nghệ thuật tạo ra lợi nhuận nó không chỉ tự “nuôi sống” mình mà còn góp phần tạo thêm những nguồn lực mới, tác động tích cực đến các lĩnh vực khác của ngành công nghiệp văn hóa.

Đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi

(GLO)- Người Tây Nguyên làm du lịch không chỉ bằng khu nghỉ dưỡng, mà còn bằng lòng hiếu khách và nghệ thuật kể chuyện. Vậy nên, đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi mà hãy đánh thức nó bằng chính giọng nói của rừng, bằng bàn tay của bà con và bằng tình yêu với buôn làng của mình.

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui là hiện tượng văn hóa xã hội đặc sắc của cộng đồng người Jrai ở Plei Ơi, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Nghi lễ này tập hợp nhiều biểu tượng văn hóa độc đáo giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới tâm linh của cư dân bản địa.

Kể chuyện buôn làng bằng thanh âm sáo trúc

Kể chuyện buôn làng bằng thanh âm sáo trúc

(GLO)- Ở buôn E Kia (xã Ia Rsai, huyện Krông Pa), ông Hiao Thuyên được biết đến là một nghệ nhân tài hoa khi giỏi cả sáo trúc, biểu diễn cồng chiêng, hát dân ca... Bằng những việc làm thiết thực, ông đã góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Jrai và xây dựng khối đại đoàn kết ở buôn làng.

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Nhắc đến đại ngàn Tây Nguyên, có lẽ biểu tượng văn hóa “sừng sững” chính là những mái nhà rông, nhà dài truyền thống của đồng bào các dân tộc. Trong những biến chuyển của thời đại, không gian che chở các hộ gia đình và lan tỏa văn hóa cộng đồng ấy khó tránh khỏi những hư hao, nghiêng ngả.

null