IMF: Kinh tế thế giới đối mặt với tăng trưởng âm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cho biết, kinh tế thế giới đang hứng chịu thiệt hại do dịch Covid-19 gây ra, đồng thời cảnh báo kinh tế toàn cầu có nguy cơ đối mặt với tăng trưởng âm trong năm 2020.

 Đường phố Tây Ban Nha vắng vẻ trong mùa dịch Covid-19
Đường phố Tây Ban Nha vắng vẻ trong mùa dịch Covid-19



Cần phản ứng nhanh

Theo bà Georgieva, những tổn thất do dịch Covid-19 gây ra cho kinh tế toàn cầu trong năm 2020 thậm chí có thể nặng hơn cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 và sẽ đòi hỏi một cách phản ứng chưa từng có tiền lệ. Trong thông báo gửi tới bộ trưởng tài chính Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), bà Georgieva đã kêu gọi các nền kinh tế phát triển viện trợ thêm cho các nước có thu nhập thấp và IMF “sẵn sàng huy động toàn bộ khoản cho vay trị giá 1.000 tỷ USD để chống dịch Covid-19”. Gần 80 quốc gia đã đề nghị IMF viện trợ khẩn cấp để đối phó dịch Covid-19. Trong bối cảnh ngày càng nhiều nước đối mặt với nguy cơ đóng cửa hàng loạt, bà Georgieva cảnh báo sẽ cuộc suy thoái ít nhất là tồi tệ như một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hoặc thậm chí còn tồi tệ hơn”.

Trong khi đó, Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), ông Angel Gurria khẳng định, sự phối hợp này thậm chí phải lớn hơn Kế hoạch Marshall tái thiết châu Âu sau Thế chiến II. Ông Gurria nhấn mạnh, suy thoái toàn cầu đang có nguy cơ xảy ra ngay trong 6 tháng đầu năm 2020 và nếu không hành động ngay từ bây giờ thì không thể tránh được kịch bản tồi tệ này. Chỉ có nỗ lực quốc tế tổng thể, tin cậy mới có thể giúp thế giới đối phó với tình trạng hiện nay, hướng tới một giải pháp bước đệm cho cú sốc kinh tế và mở đường cho hướng phục hồi.

Hợp tác ứng phó

Tại châu Âu - tâm điểm của dịch Covid-19, trong kỳ họp trực tuyến vừa diễn ra, nhóm bộ trưởng tài chính Liên minh châu Âu (EU) đồng ý đình chỉ các quy tắc nghiêm ngặt về quản lý thâm hụt công của khối và lần đầu tiên trong lịch sử cho phép các quốc gia thành viên tự do chi tiêu để giải quyết những tác động của dịch. Pháp và Bỉ cũng đã bỏ qua các quy định của EU khi thông báo hàng chục tỷ EUR tiền bổ sung chống dịch, vốn đang làm ngưng trệ nền kinh tế của các nước này. Nước Đức, thường rất chặt chẽ về cân bằng ngân sách, thông báo dành 156 tỷ EUR cho các khoản vay mới nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực tới nền kinh tế. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã công bố gói kích thích tiền tệ trị giá 750 tỷ EUR để trấn an thị trường và giải phóng các ngân hàng với khoản cho vay 1.800 tỷ EUR.

Tại Berlin, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas đề xuất với các đồng nghiệp về việc kích hoạt “điều khoản đoàn kết” trong các hiệp ước EU nhằm chống lại khủng hoảng do dịch Covid-19. Mục đích của việc kích hoạt điều khoản tăng cường phản ứng của EU đối với sự lây lan của dịch thông qua các biện pháp cụ thể, cung cấp năng lực vật chất và con người trong EU. Điều khoản đoàn kết thuộc Hiệp ước về chức năng của Liên minh châu Âu. Mục tiêu của nó là đảm bảo EU nói chung hỗ trợ đối với các quốc gia thành viên nhanh chóng, hiệu quả và nhất quán trong trường hợp xảy ra các cuộc tấn công khủng bố và thiên tai.

Trong diễn biến khác, số ca nhiễm Covid-19 tại châu Âu đã vượt 200.000 người với 10.732 người tử vong; xếp thứ hai là châu Á với 98.748 ca nhiễm và 3.570 ca tử vong. Tại Thái Lan, Thủ tướng Prayut Chan-o-cha thông báo chính phủ nước này sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp và đưa ra những biện pháp mới để đối phó dịch Covid-19. Bộ Y tế Lào thông báo 2 ca mắc Covid-19 đầu tiên. Ủy ban Olympic quốc tế tuyên bố Olympic Tokyo 2020 sẽ được hoãn sang năm 2021. Chính phủ Ấn Độ ban bố lệnh phong tỏa toàn quốc trong vòng 21 ngày, kể từ đêm 24-3 nhằm chống lại sự lây lan của dịch Covid-19.


 


Truyền thông nước ngoài đã có nhiều bài viết phản ánh cụ thể và đánh giá cao những biện pháp của Chính phủ Việt Nam nhằm khống chế sự lây lan của dịch Covid-19. Trang mạng Asia Times đăng bài phân tích của nhà báo David Hutts nhận định: Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận được sự hoan nghênh ở cả trong và ngoài nước khi có những quyết sách nhanh chóng, hiệu quả và minh bạch để kiềm chế dịch Covid-19. Những biện pháp quyết liệt của Việt Nam đã truyền đi tinh thần quyết tâm với sự đồng lòng của cả nước.

Asia Times dẫn lời Giáo sư Carl Thayer thuộc Đại học New South Wales (Australia), nhấn mạnh, lãnh đạo Việt Nam đã chủ động trong hành động. Bài viết trên Asia Times đánh giá Bộ Y tế Việt Nam đã chủ động công bố các ca nhiễm mới và đưa ra các hướng dẫn về vệ sinh dịch tễ nhằm bảo vệ sức khỏe cho người dân. Cộng đồng y tế toàn cầu đều nhất trí về những biện pháp của Việt Nam. Nhiều tờ báo khác trên thế giới như The New York Times, trang U.S. News & World Report... cũng đã đăng tải, ghi nhận các biện pháp của Việt Nam nhằm ngăn chặn dịch Covid-19.




Theo THANH HẰNG tổng hợp
(SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).