Ia Sao đoàn kết xây dựng nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy và chính quyền địa phương cùng sự đồng lòng của cán bộ và nhân dân, phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) ở xã Ia Sao (huyện Ia Grai) đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Chung sức làm đường giao thông nông thôn

Trao đổi với P.V, ông Rơ Châm Úk-Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã, cho biết: “Thời gian qua, Đảng ủy xã đã ban hành nghị quyết chuyên đề về chương trình xây dựng NTM; tích cực tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thi đua thực hiện phong trào “Ia Sao chung sức xây dựng NTM” gắn với xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Đặc biệt, chủ trương đúng đắn trong việc xây dựng giao thông nông thôn đã tạo thành phong trào hành động thiết thực ở các thôn, làng”.

 

Khen thưởng các tập thể và cá nhân có thành tích xây dựng đời sống văn hóa. Ảnh: L.T
Khen thưởng các tập thể và cá nhân có thành tích xây dựng đời sống văn hóa. Ảnh: L.T

Xã Ia Sao có 15 thôn, làng, trong đó có 8 làng đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm gần 50% dân số toàn xã. Mặc dù còn khó khăn nhưng các làng đều nỗ lực tham gia phong trào xây dựng NTM, tiêu biểu như làng Dút 1, làng Tốt, làng Nang. Làm đường giao thông nông thôn là tiêu chí khó vì cần nguồn kinh phí lớn. Tuy nhiên, nhờ làm tốt công tác dân vận nên nhân dân đã đồng lòng, chung sức với chính quyền hoàn thành và đưa vào sử dụng 13.588 m đường giao thông nông thôn.

Ban Công tác Mặt trận các thôn, làng đã tích cực vận động nhân dân làm đường giao thông nông thôn với tổng chiều dài 5,5 km với tổng giá trị đầu tư gần 3,7 tỷ đồng. Ông Trần Văn Vượng-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã, cho biết: “Người dân tự đứng ra vận động kinh phí, tự mua vật tư và lựa chọn đơn vị thi công, đồng thời cử người giám sát chặt chẽ việc thi công cũng như công khai minh bạch tài chính theo đúng quy định, do đó chất lượng công trình cũng như tiến độ được đảm bảo. Tiêu biểu như làng Dút 1 với 98% đồng bào theo đạo đã vận động nhân dân làm được 1,2 km đường bê tông nội thôn. Đến nay, phần lớn đường liên thôn, đường nội bộ, đường xuống các khu vực sản xuất... đều đã được nhựa hóa, bê tông hóa”.

Nâng cao đời sống người dân

 

Quang cảnh đường vào thôn Tân An, xã Ia Sao. Ảnh: L.T
Quang cảnh đường vào thôn Tân An, xã Ia Sao. Ảnh: L.T

Hiện nay, xã Ia Sao có nhiều gia đình văn hóa tiêu biểu, sản xuất giỏi như hộ bà Rơ Châm Blur với mô hình trồng cà phê và lúa nước; hộ ông Vũ Bá Hùng với mô hình VAC; ông Rơ Châm Dỡn là già làng cũng là tấm gương sản xuất giỏi... Về tập thể, điển hình là làng Ó. Nhân dân trong làng hưởng ứng định cư, tập trung sản xuất loại cây chủ lực là cà phê và lúa nước, chăn nuôi gần 120 con gia súc và 1.160 con gia cầm. Tất cả các hộ đều có phương tiện đi lại, nghe nhìn, hàng chục hộ có xe công nông, máy cày và máy tuốt lúa. Đến nay, làng Ó không còn hộ đói, hộ nghèo giảm còn 10%.

Làng Tốt có gần 100% hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Già làng Siu Kră cho biết: Dân làng luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, xây dựng gia đình hòa thuận hạnh phúc. Làng có 1 sân bóng chuyền và 1 sân bóng đá, thanh niên thường xuyên tham gia thể thao rèn luyện sức khỏe cũng như các hội thao do xã tổ chức. Trong làng không xảy ra tệ nạn xã hội, không lưu hành văn hóa phẩm độc hại, tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm nhiều...

Từ phong trào xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng NTM, Ia Sao được UBND tỉnh công nhận là xã NTM đầu tiên của huyện Ia Grai. Cuối năm 2017, trên địa bàn xã còn 149 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 6,93%) và 370 hộ cận nghèo (chiếm tỷ lệ 17,22%). Toàn xã có 14/15 thôn, làng văn hóa; 1.797/2.149 hộ đạt gia đình văn hóa...

Ông Lê Văn Hải-Bí thư Đảng ủy xã Ia Sao: “Thời gian tới, xã Ia Sao tiếp tục chú trọng phát huy nội lực và các tiềm năng thế mạnh của địa phương trong phát triển kinh tế, tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân trên địa bàn, góp phần vào sự phát triển chung của huyện nhà”.

Lương Thanh

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai hiện có 6 nông hội thuộc lĩnh vực ngành, nghề truyền thống (dệt thổ cẩm, rượu ghè). Ảnh: Hà Duy

Đẩy mạnh phát triển mô hình nông hội để nâng chất lượng sản phẩm địa phương

(GLO)- Gia Lai hiện có 168 mô hình nông hội, trong đó, nhiều nông hội hoạt động hiệu quả đã góp nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, giúp đời sống hội viên được nâng lên. Tuy nhiên, còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc triển mô hình nông hội nên hoạt động thiếu hiệu quả.

Để kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm, Siêu thị Co.op Mart Pleiku đang triển khai nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn hỗ trợ người tiêu dùng mua sắm. Ảnh: V.T

Chủ động nguồn hàng phục vụ Tết

(GLO)- Nhằm bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa trên thị trường, không để xảy ra tình trạng khan hàng, tăng giá đột biến trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các doanh nghiệp tại Gia Lai đã chủ động nguồn hàng để phục vụ người tiêu dùng với mức giá bình ổn.

Năm 2025 Gia Lai phấn đấu thu ngân sách 6.435 tỷ đồng

Năm 2025 Gia Lai phấn đấu thu ngân sách 6.435 tỷ đồng

(GLO)- Tại kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII đã thông qua Nghị quyết số 440/NQ-HĐND về việc quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu-chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2025.

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.