Ia Phí hỗ trợ người dân chuyển đổi cây trồng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Vài năm trở lại đây, xã Ia Phí (huyện Chư Pah) đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ người dân sản xuất để cải thiện thu nhập, từng bước vươn lên thoát nghèo.
Ông Rơ Châm Wich-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Phí-cho biết: Toàn xã có 1.696 hộ, trong đó có 192 hộ nghèo. Nếu như trước kia bời lời được xem là cây xóa đói giảm nghèo thì nay nhiều hộ đã chuyển đổi sang các loại cây trồng khác, do giá bời lời giảm sâu.
 Anh Rơ Châm Lâm thu hoạch bời lời để chuyển sang trồng điều. Ảnh: A.H
Anh Rơ Châm Lâm thu hoạch bời lời để chuyển sang trồng điều. Ảnh: A.H
Toàn xã có trên 1.800 ha cây trồng, trong đó có 600 ha bời lời, trên 400 ha cà phê, 111 ha cao su, 150 ha lúa nước và một số loại cây trồng khác. Anh Rơ Châm Lâm (làng Te) chia sẻ: “Trồng bời lời nhàn hơn so với nhiều loại cây khác nhưng mấy năm nay giá bời lời xuống thấp quá, giá vỏ tươi hiện chỉ còn 2.700 đồng/kg, phơi khô thì hơn 7.000 đồng/kg. Lúc trước, mỗi cây bời lời sau khi cạo vỏ mình bán 7.000-10.000 đồng, giờ người ta mua hết số cây trên 3 sào chỉ có 1 triệu đồng”. Sau khi thu hoạch bời lời, được xã hướng dẫn, anh Lâm quyết định chuyển đổi 3 sào sang trồng cây điều. Anh nói: “Cách đây 2 năm, mình đã chuyển 5 sào bời lời sang trồng cà phê. Năm nay, mình tiếp tục chuyển thêm 3 sào sang trồng cây điều chứ trồng cà phê nữa sợ không đủ nước tưới”.
Nói về việc hướng dẫn người dân chuyển đổi cây trồng, ông Rơ Châm Phênh-cán bộ Nông nghiệp xã Ia Phí-cho hay: Trên địa bàn xã vẫn xảy ra thiếu nước vào mùa khô. Năm 2019, nắng hạn kéo dài khiến 56,84 ha cây trồng giảm năng suất và 10,58 ha bị mất trắng. Do đó, năm nay, xã thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn người dân tận dụng diện tích lúa vụ mùa để trồng rau xanh, cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn quả hoặc trồng xen cây ăn quả trong vườn cà phê.
Anh Chang (giữa) đả chuyển đổi diện tích bời lời sang trồng cà phê sau vườn. Ảnh: A.H
Anh Chang (giữa) đả chuyển đổi diện tích bời lời sang trồng cà phê sau vườn. Ảnh: A.H
Cùng với việc định hướng để người dân chuyển đổi cây trồng cho phù hợp, xã cũng triển khai nhiều chương trình hỗ trợ về giống, vốn, phân bón, khoa học kỹ thuật... giúp người dân vươn lên thoát nghèo. Ông Rơ Châm Phênh thông tin: Năm 2019, xã đã cấp trên 4.885 kg phân bón cho 21 hộ; cấp 14 con bò và 14 máy phát cỏ cho các hộ nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững. Bên cạnh đó, xã cũng hướng dẫn các hộ tham gia chương trình tái canh cà phê và đã có 52 hộ tham gia với trên 21 ha; cấp 159 cây sầu riêng cho 3 hộ tham gia dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững.
Gia đình anh Rơ Châm Chang (làng Óp) có 5 khẩu, tất cả trông vào 1,5 sào lúa nước, 5 sào điều và 100 cây cà phê. Ngoài chăm sóc vườn cây, anh còn tranh thủ đi làm đổi công để có thêm nguồn thu nhập nhưng mãi vẫn quẩn quanh với cái nghèo. Anh Chang lý giải, do đất đai cằn cỗi, lại không có tiền để mua phân bón đầu tư cho cây trồng nên năng suất đạt thấp. Mỗi năm, gia đình anh chỉ thu khoảng 20 bao lúa, không đủ gạo ăn trong năm; còn diện tích điều và cà phê đều mới trồng sau khi chuyển đổi từ cây bời lời nên chưa thu hoạch. “Năm vừa rồi, nhà mình được hỗ trợ 1 con bò và 4 bao phân NPK. Phân thì mình đã bón cho cây trồng, còn bò mình làm chuồng trại cẩn thận, lót rơm phía dưới để lấy phân bò ủ cho cây cà phê. Mình tin rằng năng suất cây trồng năm nay sẽ cao và cuộc sống gia đình cũng sẽ được cải thiện”-anh Chang phấn khởi.
ANH HUY 

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.