Ia Grai: Khẩn trương thu hồi đất rừng bị lấn chiếm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Diện tích đất lâm nghiệp, đất có rừng và độ che phủ rừng trên địa bàn huyện Ia Grai liên tục giảm mạnh do sự lấn chiếm của người dân sử dụng vào mục đích cá nhân. Vì vậy, thời gian qua, huyện Ia Grai đã đẩy mạnh công tác thu hồi đất rừng bị lấn chiếm và trồng lại rừng theo chủ trương của tỉnh.

Theo Hạt Kiểm lâm huyện Ia Grai, tính đến đầu tháng 8-2017, tổng diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng của huyện Ia Grai là 10.610,4 ha, trong đó đất lâm nghiệp bị người dân lấn chiếm sử dụng là 4.090,5 ha. Thực hiện quyết định của UBND tỉnh về thu hồi đất rừng bị lấn chiếm để chuyển đổi cây trồng phù hợp mục đích lâm nghiệp và trồng lại rừng, huyện Ia Grai đã thành lập Ban Chỉ đạo thu hồi đất rừng huyện và các Ban Chỉ đạo thu hồi đất rừng cấp xã. Sau hơn 3 tháng triển khai chủ trương nói trên, toàn huyện đã thu hồi được 196,1 ha. Trong đó, Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Ia Grai thu hồi được 122,1 ha tại 3 xã: Ia Khai, Ia Grăng và Ia Bă. Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Grai thu hồi được 74 ha tại địa bàn xã Ia Chía.

 

Thu hồi đất rừng bị lấn chiếm để trồng rừng là chủ trương đúng đắn. Ảnh: N.D
Thu hồi đất rừng bị lấn chiếm để trồng rừng là chủ trương đúng đắn. Ảnh: N.D

Bên cạnh đó, Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Ia Grai đã phối hợp với UBND xã Ia Grăng, xã Ia Bă vận động được 47 hộ dân tự nguyện kê khai, trả lại diện tích đất rừng đã lấn chiếm gần 50 ha và cam kết tham gia trồng rừng có hưởng lợi trên diện tích này. Tính đến đầu tháng 8-2017, diện tích đất trồng rừng phòng hộ trên toàn huyện đạt gần 100% diện tích đã thu hồi, trong đó diện tích đất trồng rừng sản xuất là 40,4 ha.

Ông Nguyễn Trường Hải-Trưởng ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Ia Grai, cho biết: Thời gian đầu triển khai, đơn vị gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Nguyên nhân chủ yếu là do tập quán canh tác gắn với rừng đã ăn sâu vào tiềm thức và sinh kế của người dân. Nhiều người có thói quen du canh, chặt phá, đốt rừng khai phá rẫy mới để canh tác. Những năm qua, có hàng chục vụ việc xâm hại rừng, lấn chiếm đất rừng tại một số xã bị ngành chức năng phát hiện, xử lý bằng nhiều hình thức, kể cả khởi tố hình sự nhưng vẫn chưa đủ sức răn đe. Chính vì vậy, việc thu hồi đất rừng bị lấn chiếm đã khó, vận động bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với mục đích lâm nghiệp và trồng lại rừng càng gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền chưa đến nơi đến chốn, nhận thức của người dân về chính sách thu hồi, giao khoán đất để trồng rừng hưởng lợi còn hạn chế. Mặc dù vậy nhưng được sự chỉ đạo quyết liệt của Huyện ủy, UBND huyện, sự nỗ lực của các Ban Quản lý và các xã có rừng nên công tác thu hồi đất rừng bị lấn chiếm và trồng lại rừng bước đầu đạt kết quả khả quan.  

Trong thời gian tới, các đơn vị chủ rừng và UBND các xã có rừng ở huyện Ia Grai tiếp tục triển khai công tác thu hồi đất và trồng lại rừng. Nhằm khuyến khích việc giao khoán đất cho người dân trồng rừng, các đơn vị chủ rừng đã có nhiều kiến nghị nhằm tháo gỡ khó khăn cho người dân như: Đối với những hộ đã trồng điều từ 3 năm trở lên, đề xuất cho người dân giữ nguyên điều và trồng xen cây keo, bời lời; hỗ trợ cây giống, trợ cấp kinh phí cho người dân...

Gia Cư

Có thể bạn quan tâm

Những cái Tết trên chiến trường

Những cái Tết trên chiến trường

(GLO)- Đã 50 năm kể từ ngày đất nước thống nhất nhưng ký ức về những cái Tết trên chiến trường, dưới mưa bom, bão đạn của kẻ thù vẫn vẹn nguyên trong tâm khảm các cựu chiến binh. Hồi nhớ về những thời khắc đặc biệt ấy, họ lại rưng rưng cảm xúc.

Cuối năm, lượng rác nhiều nên các công nhân vệ sinh môi trường phải nhanh tay thu gom, di chuyển các cộ rác về vị trí tập kết kịp thời để xe chở rác mang đi xử lý. Ảnh: Nhật Hào

Nhọc nhằn công nhân vệ sinh môi trường cật lực thu gom rác thải trước thềm năm mới

(GLO)-Ngày cuối năm, khi dòng người từ các nơi vẫn tấp nập đổ về phố núi Pleiku để mua sắm cho dịp Tết nguyên đán được tươm tất thì những công nhân vệ sinh môi trường của Công ty cổ phần Công trình đô thị Gia Lai vẫn miệt mài thu gom rác thải để kịp làm sạch phố phường trước thềm năm mới.

Tiệc tất niên của những người mù tại Cơ sở xoa bóp, bấm huyệt, xông hơi TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai. * Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai quan tâm hỗ trợ người mù vui Xuân, đón Tết

(GLO)- Ngoài 660 suất quà do Hội Người mù tỉnh Gia Lai phối hợp với các tổ chức, nhà hảo tâm trao tặng; những người mù ở tỉnh còn nhận được hàng nghìn phần quà Tết Ất Tỵ  năm 2025 do các cơ quan, ban, ngành và nhà hảo tâm ở địa phương trao tặng. 

Duối bonsai hút khách dịp Tết. Ảnh: Ngọc Minh

Duối bonsai hút khách dịp Tết

(GLO)- Với ý nghĩa mang lại sự hưng thịnh, bình an, thu nạp năng lượng tích cực, duối bonsai đang được người dân, giới chơi cây cảnh sưu tầm mua về trang trí, điểm tô sắc Xuân ngày Tết.

Gia Lai: Tăng cường kiểm soát giá thực phẩm những ngày cận Tết

Gia Lai: Tăng cường kiểm soát giá thực phẩm những ngày cận Tết

(GLO)-Những ngày cận Tết Nguyên đán, thị trường hàng hóa bắt đầu sôi động, một số loại thực phẩm tươi sống đã tăng giá. Hiện ngành chức năng đã tăng cường công tác nắm bắt, theo dõi diễn biến giá cả để kịp thời xử lý nghiêm hành vi tăng giá đột biến, gây tác động tiêu cực đến thị trường.

Lữ đoàn Tăng thiết giáp 273: Rộn ràng đón Tết

Lữ đoàn Tăng thiết giáp 273 rộn ràng đón Tết

(GLO)- Cùng với thực hiện nhiệm vụ trực sẵn sàng chiến đấu, cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Tăng thiết giáp 273 (Quân đoàn 34) đang tất bật tổ chức các hoạt động chỉnh trang khuôn viên đơn vị để chuẩn bị đón Tết Ất Tỵ 2025. Không khí đón Tết thật rộn ràng, vui tươi.

Nạn nhân CĐDC/dioxin ở huyện Kông Chro(Gia Lai) nhận quà Tết Ất tỵ - 2025. * Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai: Trao tặng quà Tết cho nạn nhân chất độc da cam

(GLO)- Hội Nạn nhân chất độc da cam (CĐDC)/dioxin tỉnh Gia Lai đã đến thăm, trao tặng 245 suất quà Tết Ất Tỵ 2025 cho những hội viên, tổng trị giá quà tặng gần 250 triệu đồng; trong đó có 30 suất quà (mỗi suất 1,2 triệu đồng gồm tiền mặt và quà) do Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin Việt Nam trao tặng.