Huyền thoại Vua Dangun ở bán đảo Triều Tiên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dù có thật hay không, Vua Dangun đều được cả hai miền dùng để nhấn mạnh sự hòa hợp và tính duy nhất của người dân bán đảo Triều Tiên.

Trên bán đảo Triều Tiên bị chia cắt, huyền thoại Vua Dangun lập quốc cách đây hơn 4.350 năm vẫn âm thầm và bền bỉ giữ gìn hơi thở cho giấc mộng tái thống nhất.

Biểu tượng cho sự phi thường

Truyền thuyết này lại nổi lên hồi tháng 9 khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đưa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in lên đỉnh núi Paektu - vốn được cho là nơi khai sinh "ông tổ lập quốc" nói trên. Ông Moon cũng nhắc tới truyền thuyết này trong bài phát biểu đầu tiên ở Bình Nhưỡng và kêu gọi tái thống nhất hai miền.

"Chúng ta đã sống cùng nhau 5.000 năm nhưng bị chia cắt 70 năm" - tổng thống Hàn Quốc phát biểu. Bản thân ông chủ Nhà Xanh vốn là người gốc Triều Tiên. Cha mẹ ông chạy về phía Nam bán đảo Triều Tiên khi chiến tranh nổ ra.


 

 Cô gái dâng lễ tại ngôi đền thờ Vua Dangun trong lễ quốc khánh ở Seoul - Hàn Quốc hôm 3-10 Ảnh: REUTERS
Cô gái dâng lễ tại ngôi đền thờ Vua Dangun trong lễ quốc khánh ở Seoul - Hàn Quốc hôm 3-10 Ảnh: REUTERS



Đối với nhiều người Hàn Quốc, ý tưởng thống nhất ngày càng trở nên xa rời thực tế giữa lúc hố sâu ngăn cách ngày càng nới rộng trong hơn 70 năm qua. Tuy vậy, huyền thoại Vua Dangun luôn giữ vai trò quan trọng thúc đẩy sự tái thống nhất bởi nó khắc họa người dân hai miền Triều Tiên là một nhóm cùng cội nguồn, cùng vận mệnh chung sống bên nhau - theo ông Jeong Young-hun, chuyên gia tại Học viện Nghiên cứu Triều Tiên ở Seoul.

"Truyền thuyết Dangun là cơ sở để người Triều Tiên cảm thấy cần theo đuổi sự hòa hợp và thống nhất. Dangun là nền tảng để viễn cảnh thống nhất được coi là khả thi" - ông Jeong nói.

Hầu như chưa tìm thấy bằng chứng nào về vị vua vẻ vang này hay dấu tích rõ ràng của hàng ngàn năm đất nước Triều Tiên cổ. Thế nhưng, Triều Tiên khẳng định đã tìm thấy mộ của vị thánh quân trong khi Hàn Quốc cũng không ngừng ca ngợi sự thống nhất của vương quốc xa xưa từng thách thức cả các vương triều Trung Quốc.

"Tại cả hai miền, Vua Dangun là biểu tượng cho sự độc đáo, phi thường, đồng nhất và lâu đời của dân tộc. Dù có thật hay không, ông được cả hai miền dùng để nhấn mạnh sự hòa hợp và tính duy nhất của người dân bán đảo Triều Tiên" - GS về lịch sử Triều Tiên Michael Seth tại ĐH James Madison ở Virginia (Mỹ) giải thích.

Chìa khóa của giấc mơ thống nhất

Các học giả hầu như không tin vào sự tồn tại của Vua Dangun. Theo truyền thuyết, Vua Dangun có cha là một vị thần hạ thế làm người, còn mẹ ông là một con gấu sau khi vượt qua thử thách gian nan đã biến thành một cô gái xinh đẹp. "Dangun là chuyện thần thoại" - nhà khảo cổ Lee Chung Kyu tại Trường ĐH Yeungnam (Hàn Quốc) nhận định.

 

Du khách tới thăm nơi Triều Tiên gọi là lăng mộ được tái dựng của Vua Dangun ở Bình Nhưỡng Ảnh: REUTERS
Du khách tới thăm nơi Triều Tiên gọi là lăng mộ được tái dựng của Vua Dangun ở Bình Nhưỡng Ảnh: REUTERS



Dù vậy, người dân Triều Tiên lâu nay vẫn xem Paektu là "ngọn núi cách mạng thiêng liêng". Họ còn khẳng định đây là nơi sinh của cố lãnh đạo Kim Jong-il, cha của ông Kim Jong-un. Vào giữa những năm 1990, chính quyền Triều Tiên thông báo tìm thấy mộ của Vua Dangun và hoàng hậu ở ngoại ô Bình Nhưỡng. Thậm chí một chiếc kim tự tháp bằng đá trắng cùng cột tháp, tượng các hoàng tử thời xưa và tượng thú ở hai bên còn được "tái dựng".

Lúc bấy giờ, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành nói rằng công trình lăng tẩm này nhằm ca ngợi lịch sử trải dài 5.000 năm của đất nước, đồng thời chứng minh hai miền Triều Tiên là quốc gia thống nhất và là một dân tộc chung dòng máu từ khi lập nước, theo bài báo do truyền thông nhà nước Triều Tiên đăng tải năm 2015. Ngày nay, với khoảng 115 USD, du khách có thể được chiêm ngưỡng bên trong chiếc hộp thủy tinh được cho là đựng tro cốt của Vua Dangun và hoàng hậu.

Dù gần như không có dấu hiệu cho thấy Vua Dangun từng tồn tại, những bằng chứng về vương quốc Gojoseon được cho là do ông sáng lập có vẻ nhiều hơn. Bảo tàng quốc gia Hàn Quốc ở Seoul trưng bày dao đồng, đồ gốm và nhiều cổ vật được cho là có niên đại từ thời Gojoseon và xác định là từ "nhà nước đầu tiên trên bán đảo Triều Tiên". Các ký hiệu từ hiện vật trong bảo tàng chỉ ra triều đại Gojoseon bắt đầu từ năm 2333 đến năm 108 trước Công nguyên và khẳng định triều đại này "đủ mạnh để cạnh tranh ngang hàng" với những vương triều lớn ở Trung Quốc.

Theo chuyên gia Lee, truyền thuyết đôi khi đã bị lạm dụng cho chủ nghĩa dân tộc cực đoan nhưng hình ảnh Vua Dangun vẫn ghi dấu ấn sâu đậm ở cả hai miền bán đảo. Trong kỳ nghỉ lễ quốc khánh 3-10, hàng trăm người Hàn Quốc đã tìm đến những ngôi đền ở Seoul để dâng lễ vật, đeo mặt nạ mô phỏng Vua Dangun và tuần hành hòa bình vì bán đảo Triều Tiên thống nhất. Cùng ngày, tại Triều Tiên, quan chức thống nhất cấp cao thăm lăng mộ để tiến hành "lễ cúng tổ tiên" cho Vua Dangun và kêu gọi đất nước thống nhất.

Theo GS Jeong, chủ đề về Vua Dangun và Gojoseon là "không thể thiếu" khi hai miền bán đảo Triều Tiên đang cố gắng vượt qua sự khác biệt. "Nền tảng quan trọng nhất chứng minh cho sự đúng đắn của việc hợp nhất có thể tìm thấy trong ý tưởng rằng mọi người thuộc về một dân tộc cùng nguồn gốc, ràng buộc và gắn kết với vận mệnh chung. Chúng ta từng sống như một thể thống nhất trong lịch sử và chúng ta phải tiếp tục duy trì như vậy trong tương lai" - ông này nhận định.

Đỗ Quyên (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Hào hùng một thời hoa lửa

Hào hùng một thời hoa lửa

“Trưa 2/4/1975, thanh niên sinh viên học sinh (TNSVHS) nội thành chiếm rạp hát Hòa Bình (Đà Lạt), treo lá cờ Mặt trận Giải phóng và băng rôn “Hoan hô Quân Giải phóng miền Nam” lên nóc rạp hát.

Mùa vàng dưới những rặng cây

Mùa vàng dưới những rặng cây

Những quả cây vàng ươm rụng xuống nằm lổn nhổn dưới rừng cây đã đến mùa thu hoạch. Từng đoàn người lụm cụm nhặt lấy phần hạt tinh túy nhất mang về cho chủ vườn, đưa vào các nhà máy, chế biến thành loại hạt giá trị cao cung ứng cho thị trường khắp thế giới.

Nhân chứng đường số 7

Nhân chứng đường số 7

Đã 50 năm sau cuộc truy kích trên đường số 7 (nay là quốc lộ 25), nhưng những cựu binh vẫn hào hùng kể về câu chuyện một thời kiên cường, sẵn sàng đem cả tính mạng dâng cho Tổ quốc.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 4: 'Địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá'

Khi ấy, có lúc nguy nan, đồng chí Phó Chính ủy Trung đoàn 812, Đại tá Nguyễn Văn Tý động viên chúng tôi: Bọn địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá. Dù sống hay chết, chúng ta đều là những anh hùng của dân tộc này!.., ông Nguyễn Công Binh nhớ lại.