Huy động tối đa nguồn lực xã hội trong bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Tại phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11-2022 do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì, Chính phủ xem xét, thảo luận, cho ý kiến về đề nghị xây dựng Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Theo Bộ trưởng Văn hóa-Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, sau hơn 20 năm có hiệu lực thi thành, bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá, đã được Đảng, Nhà nước, Nhân dân và quốc tế ghi nhận, Luật Di sản văn hoá đã bộc lộ một số bất cập cần sớm khắc phục, hoàn thiện.

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa cần bổ sung những quy định mới tại Luật Di sản văn hoá điều chỉnh (như loại hình di sản tư liệu). Việc sửa đổi Luật nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số và ứng dụng khoa học công nghệ trong tất cả các ngành, lĩnh vực, trong đó có di sản văn hóa.


 

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Huy động nguồn lực xã hội trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Huy động nguồn lực xã hội trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa. Ảnh: VGP/Nhật Bắc



Là cơ quan chủ trì đề nghị xây dựng Luật, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch cho biết, dự kiến Luật sửa đổi bổ sung các quy định bảo đảm cho hoạt động kiểm kê, ghi danh, xếp hạng, công nhận; lập, triển khai quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá. Hoàn thiện quy định về hoạt động bảo tàng; bảo vệ di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, có chính sách khuyến khích hồi hương di sản… Quy định rõ hơn về nội dung, phân định rõ quyền, trách nhiệm quản lý Nhà nước về di sản.

Các ý kiến tại phiên họp nhất trí với đề nghị xây dựng Luật Di sản văn hoá (sửa đổi), đồng thời góp ý về các nội dung như cần phân cấp, phân quyền, đi đôi với kiểm tra, giám sát, phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực quản lý. Thực tiễn có nhiều công trình văn hoá huy động nguồn lực xã hội hoá, đóng góp của Nhân dân, doanh nghiệp rất lớn, cần quản lý tốt nguồn lực này để bảo tồn, phát huy tốt hơn giá trị di sản. Cần thống nhất nguyên tắc tiêu chí, tiêu chuẩn, quy tắc quản lý thì mới huy động, sử dụng hiệu quả nguồn lực đóng góp từ xã hội. Di sản nằm trong đô thị thì phạm vị quản lý di sản và quản lý đô thị đến đâu. Cần rà soát, bổ sung các nội dung quy định về hồi hương cổ vật.

Kết luận phần thảo luận về nội dung này, đánh giá cao nỗ lực của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tiếp thu các ý kiến, tiếp tục hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật, bảo đảm tính tổng thể, toàn diện.

"Tổng kết phải kỹ lưỡng hơn, xem cái gì được, chưa được, nguyên nhân chủ quan, khách quan để hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật, vừa tháo gỡ vương mắc, vừa phủ kín vấn đề thực tiễn mới xuất hiện chưa được quy định trong Luật"-Thủ tướng nói. Phạm vi, đối tượng  bao quát hơn, rõ hơn cả về không gian và thời gian.

Nhấn mạnh việc phân cấp mạnh mẽ hơn nữa cho địa phương, Thủ tướng đề nghị các bộ tập trung vào việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách; tăng cường quản lý Nhà nước bằng các công cụ pháp lý; phân cấp, phần quyền gắn với phân bổ quyền lực; thanh tra, kiểm tra, giám sát, tổng kết, nhân rộng mô hình, thi đua khen thưởng.

Huy động tối đa các nguồn lực xã hội trong bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa, thúc đẩy hợp tác công tư, nhưng có cách quản lý hiệu quả.


 

Các bộ, ngành đang khẩn trương tìm cách đưa ấn vàng
Các bộ, ngành đang khẩn trương tìm cách đưa ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" về nước. Ảnh nguồn internet



Thủ tướng cũng lưu ý xem xét một số vấn đề như đưa vào giáo dục phổ thông, chuyển đổi số trong quản lý bảo tàng, xây dựng bảo tàng số. Giữ gìn, phát huy, tôn tạo di sản gắn với phát triển du lịch.

Thủ tướng nhấn mạnh một số nguyên tắc đối với các chính sách khi xây dựng Luật, đó là chính sách phải bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật có liên quan. Chính sách cần cụ thể, rõ ràng, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xử lý xung đột pháp luật, bảo đảm phù hợp với các cam kết quốc tế, hoặc lấp đầy các khoảng trống pháp lý. Mục tiêu chính sách phải rõ, hợp lý, có tính khả thi cao. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đi đôi với phân bổ nguồn lực. Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, cơ quan tổ chức; khơi thông nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững.

Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tiếp tục chỉ đạo rà soát, đánh giá kỹ tác động của các chính sách mới; hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật.

 

G.B

Có thể bạn quan tâm

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.