Hương sắc Trung thu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đêm thanh vắng. Bỗng đâu đó vang lên những tiếng tung tung. Lúc đầu còn xa xôi, mơ hồ, nghi hoặc. Nhưng rồi cố lắng tai nghe, đó chính là âm thanh quen thuộc của tiếng trống ếch vọng đến từ một nhà nào đó trong xóm. Ngước lên vòm trời đùng đục trong tiết chính thu, mảnh trăng thượng huyền đang dần bồi lên những vòng sáng bạc, như lời nhắc Tết Trung thu đã đến thật gần.
Thông thường vào độ này, đường phố đã ngập tràn sắc màu. Nổi bật lên cả là màu vàng và đỏ, những sắc màu của đồ chơi dành cho trẻ em được bày bán bên cạnh đủ loại bánh ngọt, bánh nướng, bánh dẻo. Trung thu bây giờ dường như là ngày cả xã hội dành cho con trẻ. Trẻ con thời nào cũng được yêu thương, quan tâm, chăm sóc chứ không phải chỉ bây giờ. Có điều, cuộc sống giờ đã bớt khó khăn, mỗi gia đình chỉ có một hoặc hai đứa con thì trẻ con lại càng được quan tâm hơn. Từ các cơ quan, trường học đến các tổ chức đoàn thể, chỗ nào cũng tổ chức hoạt động vui đón Trung thu cho trẻ em. Bố mẹ làm cơ quan nhà nước thì có Công đoàn, Đoàn Thanh niên đứng ra tổ chức, gửi giấy mời hoặc báo với cha mẹ đưa các cháu đến vui văn nghệ, phá cỗ, xem múa lân. Không có điều kiện tập trung thì gửi một phần quà nhỏ cho các cháu. Các tổ dân phố vào dịp này cũng cử các hội, đoàn thể tổ chức cho các cháu vui hội trăng rằm, tạo nên không khí rất vui tươi. Thậm chí, những tổ chức từ thiện, trong dịp này, cũng xuống tận các thôn, làng vùng sâu, vùng xa để giúp trẻ em đón Tết Trung thu thật đầm ấm.
Với những gia đình sống ở thành thị, Trung thu thường là dịp mua đồ chơi cho trẻ nhỏ. Đồ chơi bây giờ vô cùng phong phú, đa dạng, màu sắc, hình dáng bắt mắt, chất lượng đáp ứng với đủ loại nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Từ đầu lân bán kèm với quần áo và các phụ kiện múa lân như trống, mặt nạ ông địa đến các loại mặt nạ của các nhân vật nổi tiếng, được trẻ em yêu thích trong các phim thiếu nhi. Các loại lồng đèn cũng vậy, đủ kiểu dáng, chủng loại, đáp ứng được sở thích của từng độ tuổi. Chỉ mất dăm phút đưa con đến quầy tạp hóa là có thể sắm cho con một món đồ chơi đúng với ý nguyện của con, phù hợp với túi tiền của cha mẹ. Bên cạnh đồ chơi là các loại bánh Trung thu, cũng đa dạng, phong phú với nhiều mức giá khác nhau. Ngoài các loại bánh dẻo, bánh nướng hình mặt trăng, nhân đường đậu truyền thống, hiện nay, đánh vào tâm lý trẻ em, những nhà cung cấp đã sản xuất ra các loại bánh nướng với hình thù ngộ nghĩnh như hình các con thú dễ thương, nhân vật hoạt hình với rất nhiều hương vị khác nhau... Những năm gần đây, các loại bánh “handmade” có vẻ như được ưa chuộng hơn vì vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhất là trong hoàn cảnh dịch bệnh, giãn cách xã hội hạn chế việc đi lại, bánh Trung thu “handmade” được nhiều người, nhiều gia đình lựa chọn.
Minh họa: Thủy Ngọc
Minh họa: Thủy Ngọc
Mỗi năm, cứ đến dịp này, dẫn các con đi mua đồ chơi, bánh ngọt, nghe tiếng trống lân tung tung, nhìn những chiếc lồng đèn nhấp nháy, lòng lại rộn lên nỗi nhớ về những Trung thu đã trôi qua lâu lắm. Ngày ấy, đồ chơi Trung thu chỉ là những chiếc đèn ông sao năm cánh tự làm từ những thanh tre và dán giấy xé ra từ những trang vở cũ. Nhà nào “xịn” hơn thì được ông bố khéo tay làm cho chiếc đèn kéo quân từ những mảnh giấy màu. Thế là đủ để hãnh diện được xách chiếc đèn đi đầu tiên trong hàng quân nhí trong đêm rước đèn ngân nga sướng vui suốt tháng. Ngày rằm, mẹ nghỉ buổi làm đồng, thêm buổi chợ mua sắm về chuẩn bị cỗ trông trăng cho các con. Mẹ rang đậu phộng, thắng đường để đổ mẻ kẹo. Mẹ xay bột nếp nấu thêm nồi chè trôi nước. Tối đến, đợi mẹ thắp hương xong thì xin lộc, đem những thứ ấy ra sân phá cỗ với bạn bè. Mâm cỗ tháng tám có thêm trái bưởi da ram rám vàng vì nắng và những quả ổi, quả na chín thơm lừng hương mùa thu được hái từ vườn nhà. Những đêm phá cỗ dưới luênh loang trăng vàng và ánh sáng lấp lánh hắt ra từ những chiếc đèn ông sao, theo bước chân bạn bè rồng rắn trên con đường làng vẫn như còn nguyên vẹn trong lòng mỗi độ tháng tám đưa mùa thu về cùng ánh mắt trẻ thơ ngời lên niềm vui trong trẻo.
Có khi nào bạn thèm cảm giác được quay về những ngày thơ ấu, được xách chiếc đèn ông sao năm cánh hòa vào một đêm trăng tháng tám cùng đám bạn cất vang lời hát đón Trung thu?… Có những thứ đã rất xa theo thời gian, nhưng vẫn ngọt nguyên trong dịu dàng hồi ức. Ngọt như thanh kẹo giòn tan trong miệng, như chiếc bánh trôi nước dẻo thơm the ngọt hương mùa thu dịu lành, rộn rã tan trong tiếng trống múa lân tung tung tung. Đêm vẫn vắng lặng, thỉnh thoảng tiếng trống ếch lại vẳng lên, xa xôi, thăm thẳm. Tôi mường tượng và ước mong một ngày không xa, đường phố lại rộn rã, sắc màu lại ngập tràn, sự sống trở lại nếp thường nhật, yên bình...
ĐÀO AN DUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.