Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh đậu mùa khỉ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 1-8, Bộ Y tế tổ chức hội nghị tập huấn trực tuyến toàn quốc hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh đậu mùa khỉ và một số nội dung về điều trị cúm A. Tham dự hội nghị tại điểm cầu Gia Lai có đại diện lãnh đạo Sở Y tế, các bệnh viện, trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh: Bệnh đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút đậu mùa khỉ gây ra. Bệnh này lây truyền từ động vật sang người. Tính đến nay, có khoảng 22.485 ca bệnh xác định tại 79 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 5 ca tử vong. Ngày 23-7-2022, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế đối với bệnh đậu mùa khỉ.

 Quang cảnh Hội nghị tập huấn trực tuyến tại điểm cầu Sở Y tế Gia Lai. Ảnh: Như Nguyện
Quang cảnh Hội nghị tập huấn trực tuyến tại điểm cầu Sở Y tế Gia Lai. Ảnh: Như Nguyện


Tại Việt Nam hiện chưa có trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ, tuy nhiên, nguy cơ bệnh xâm nhập vẫn hiện hữu. Ngay khi có thông tin đầu tiên về bệnh đậu mùa khỉ, Bộ Y tế đã chủ động biện pháp phòng-chống. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn yêu cầu các cơ sở y tế chủ động các điều kiện cần thiết triển khai việc sàng lọc, phát hiện sớm ca bệnh, xử lý lâm sàng, cách ly điều trị, có phương án chuẩn bị cơ sở thu dung, cách ly điều trị bệnh nhân đậu mùa khỉ; tăng cường tổ chức tập huấn khám bệnh, chữa bệnh cho các đơn vị bệnh viện từ trung ương đến tuyến tỉnh, tuyến huyện và các trạm y tế xã; truyền thông nâng cao ý thức về công tác phòng-chống dịch bệnh của người dân, khi phát hiện các yếu tố nghi ngờ có ca bệnh xâm nhập kịp thời báo cáo cho ngành chức năng để triển khai các biện pháp ứng phó theo quy định.

Tại hội nghị, Bộ Y tế đã hướng dẫn việc quản lý, điều trị bệnh đậu mùa khỉ và bệnh cúm. Đối với bệnh đậu mùa khỉ, mục tiêu là phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cách ly, điều trị kịp thời. Bộ Y tế cũng đã hướng dẫn về công tác phân tuyến điều trị, tổ chức ứng phó trong các tình huống gồm: tình huống 1 chưa có trường hợp bệnh xâm nhập; tình huống 2 Việt Nam có trường hợp bệnh xâm nhập và tình huống 3 dịch lây lan ra cộng đồng.

 

NHƯ NGUYỆN

 

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

(GLO) - Sau 1 năm đi vào hoạt động, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai đã trở thành địa chỉ khám-chữa bệnh tin cậy trong khu vực. Trong định hướng phát triển, đơn vị tiếp tục có chính sách thu hút nguồn nhân lực trình độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tốt hơn.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.