Hơn 94% tên miền tiếng Việt không có trang thông tin điện tử

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hiện nay, tỷ lệ tên miền tiếng Việt có trang thông tin điện tử (website) chỉ chiếm chưa đến 2% và có tới hơn 94% tên miền tiếng Việt không có website.
 

Ảnh internet
Ảnh internet

Thông tin này được Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) công bố trong ấn phẩm thường niên “Báo cáo tài nguyên Internet năm 2017".

Theo Trung tâm Internet Việt Nam, năm 2017, thị trường phần mềm đã chứng kiến bước chuyển dịch mạnh mẽ của tên miền tiếng Việt trong việc thay đổi biểu phí, áp dụng các chính sách, mô hình quản lý tương tự như mô hình của tên miền “.vn” không dấu.

Bên cạnh đó, tên miền tiếng Việt cũng được cung cấp các giá trị gia tăng (dịch vụ khoá tên miền, chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền không thông qua đấu giá, tiêu chuẩn an toàn mở rộng DNSSEC), nâng giá trị lên tương đương với tên miền không dấu “.vn”...

Tính đến cuối tháng 10-2017, đã có 6.770 tên miền tiếng Việt đăng ký mới, trong đó, 75% tên miền được đăng ký qua 3 nhà đăng ký iNet, Nhân Hòa và PA Việt Nam.

Số lượng tên miền đăng ký tiếng Việt khá lớn, cho thấy việc đăng ký sử dụng tên miền tiếng Việt đã và đang ngày càng được phổ biến, sử dụng rộng rãi. Qua đó, hiệu quả của thông tin thuần Việt trên môi trường Internet trong nước đã được nâng cao.

Đồng thời, số lượng tên miền tiếng Việt đã đăng ký mà không đưa vào sử dụng trước đây đã được các đơn vị chức năng thanh lọc, loại bỏ, đưa các địa chỉ tên miền về trạng thái tự do để tránh lãng phí tài nguyên Internet quốc gia.

Tuy nhiên, cũng theo số liệu thống kê mới nhất của Trung tâm Internet Việt Nam, hiện tại, tỷ lệ tên miền tiếng Việt có trang thông tin điện tử (website) còn rất thấp, chỉ chiếm 1,89% tổng số tên miền tiếng Việt. Hiện có 2,51% tên miền tiếng Việt đang xây dựng website và hơn 1% tên miền được chuyển sang các website đã có sẵn sử dụng tên miền không dấu. Đáng lưu ý là có tới 94,59% tên miền tiếng Việt không có website.

Để tiếp tục thúc đẩy phát triển tên miền tiếng Việt, trong thời gian tới, Trung tâm Internet Việt Nam sẽ tăng cường thông tin nhằm cải thiện nhận thức của cộng đồng về lợi ích khi sử dụng tên miền tiếng tiếng Việt.

Đồng thời, Trung tâm sẽ chú trọng triển khai các dịch vụ hỗ trợ tên miền tiếng Việt thông qua hoạt động chăm sóc khách hàng, tăng cường phối hợp với các nhà đăng ký tên miền để triển khai đa dạng các dịch vụ cho tên miền tiếng Việt.

Việc vận hành hệ thống tiếp nhận đăng ký sử dụng tên miền tiếng Việt áp dụng theo mô hình cơ quan quản lý-nhà đăng ký tạo môi trường cạnh tranh đòi hỏi các nhà đăng ký phải hoàn thiện hệ thống kỹ thuật, nâng cao chất lượng dịch vụ...

“Báo cáo tài nguyên Internet năm 2017” là ấn phẩm cung cấp bức tranh tổng thể về kết quả tăng trưởng, phát triển tài nguyên Internet của Việt Nam trong năm 2017.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Chuyên gia cảnh báo AI đe dọa ngành báo chí toàn cầu

Chuyên gia cảnh báo AI đe dọa ngành báo chí toàn cầu

Các chuyên gia truyền thông hàng đầu đã bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về tác động của trí tuệ nhân tạo (AI) đối với nền báo chí thế giới tại Hội nghị Quốc tế lần thứ VIII của các Biên tập viên Truyền thông châu Âu - Mỹ Latinh và Caribe diễn ra tại thành phố Cartagena của Colombia.

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Người trẻ miền Tây vừa hào hứng vừa trăn trở, kỳ vọng về những bước tiến trong lĩnh vực mình công tác khi có cơ hội đối thoại với Thủ tướng Chính phủ về chủ đề "Thanh niên VN tiên phong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".

Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học xây dựng mô hình liên kết để đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho thanh niên DTTS tỉnh Gia Lai

Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học xây dựng mô hình liên kết để đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho thanh niên DTTS tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 19-3, Hội đồng Khoa học và Công nghệ chuyên ngành tỉnh Gia Lai đã nghiệm thu nhiệm vụ xây dựng mô hình liên kết giữa cơ sở đào tạo nghề với doanh nghiệp để đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh.