Hồi ức đẹp về người bí thư chi bộ đầu tiên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

* (Đọc Hồi ức về Trung tướng Nguyễn Đường-Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân)

(GLO)- Tôi vừa được chị Nguyễn Thị Minh Hoài-con gái ông Nguyễn Đường, Bí thư chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh gửi tặng tập sách viết về cha mình-tập Hồi ức về Trung tướng Nguyễn Đường. Với hơn 200 trang sách, chia thành 2 phần (phần I-những dòng tự truyện “Cuộc đời tôi” của chính ông Nguyễn Đường và phần II là những ký ức của người thân và đồng đội), tập sách đem đến cho bạn đọc một cách nhìn đầy đủ với những cảm nhận tinh tế, giàu tính nhân văn về cuộc đời ông Nguyễn Đường-người cán bộ liêm khiết, một tấm gương cách mạng sáng ngời.

 

Đọc sách, tôi đặc biệt thích thú trước những dòng tự truyện đầy gan ruột và rất khảng khái của ông Nguyễn Đường. Trong gần 100 trang sách kể về cuộc đời mình, người Bí thư chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh tập trung làm rõ những vấn đề hết sức lớn lao, có liên quan trực tiếp đến cuộc đời hoạt động cách mạng của ông. Đó là “thế nào là con nhà không rõ nguồn gốc sâu xa, đi ở, tá điền: tối tăm, đói khổ, nhục nhã”; “thế nào là học gạo: túng thiếu cực khổ” và “thế nào là làm cách mạng: chống đế quốc, phong kiến, xây dựng chủ nghĩa xã hội, có cuộc sống xứng đáng là con người”…

Về việc thành lập chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh, ông Nguyễn Đường viết: “Tôi vào Đảng cùng với 8 người khác. Trong tổng số 9 người có 3 đồng chí là chính trị phạm hoặc đã hoạt động cách mạng từ trước nhưng mất liên lạc nay nối lại, 3 công chức hoạt động trong Đoàn Thanh niên Gia Lai và 3 công nhân đồn điền. Chín đảng viên, mỗi người lấy một chữ trong một câu thề thiêng liêng để làm bí danh cho mình: “Xin-Thề-Hi-Sinh-Tất-Cả-Vì-Đảng-Ta”.

Đây là chi bộ đầu tiên của Gia Lai và Kon Tum, vì vậy nó có vai trò như một ban cán sự tỉnh hoặc một Tỉnh ủy lâm thời, mỗi đảng viên được giao trách nhiệm công việc của một ngành trong cả tỉnh. Ví dụ, tôi làm chủ nhiệm Việt Minh tỉnh kiêm Hội Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác-Lênin, một tổ chức công khai của Đảng lúc bấy giờ; đồng chí Nguyễn Xuân làm ủy viên thư ký của Ủy ban Nhân dân tỉnh; đồng chí Phạm Thuần phụ trách công an… Tôi được giao nhiệm vụ nặng nề và vinh quang là làm Bí thư chi bộ đầu tiên này…” (trang 71).

Phần II-phần tập hợp những bài viết của anh em họ hàng, bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp qua các thời kỳ cùng hoạt động với ông Nguyễn Đường là những phần ký ức chứa đầy tình cảm trân trọng dành cho một người đức độ và tài năng, trong đó có cả những bài viết của các đồng chí lãnh đạo tỉnh.

Trong bài “Đồng chí Bí thư chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Gia Lai” (trang 87), đồng chí Phạm Đình Thu-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã dành những lời đầy tri ân với ông Nguyễn Đường khi viết: “Từ một thanh niên viên chức yêu nước, đến Gia Lai, đồng chí Nguyễn Đường mang trong mình một bầu nhiệt huyết cách mạng, sau khi được tuyên truyền giác ngộ, đã tích cực tham gia hoạt động trong các phong trào thanh niên ở địa phương.

Những năm tháng hoạt động và công tác ở địa bàn Gia Lai đã giúp đồng chí trưởng thành về nhận thức chính trị, hiểu rõ thêm về con người Tây Nguyên, ngày càng yêu mến, chia sẻ với đồng bào các dân tộc và gắn bó với vùng đất này. Trong suốt những năm đầu của thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đồng chí Nguyễn Đường đã có nhiều đóng góp quan trọng trong công tác xây dựng tổ chức Đảng, góp phần to lớn vào phong trào cách mạng ở tỉnh Gia Lai trong những năm 1945-1946. Để ghi nhận thành tích và công lao đóng góp của đồng chí đối với Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Gia Lai, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã đặt tên một con đường ở TP. Pleiku là Nguyễn Đường”.

Về chuyện tên cha mình được dùng để đặt cho một con đường của TP. Pleiku, chị Hoài cho biết: “Gia đình tôi vô cùng cảm kích khi Đảng bộ, quân và dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã trân trọng lấy tên cha tôi để đặt cho con đường này. Năm 2004, cả gia đình tôi đã lên thăm Gia Lai, nhận được nhiều sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo tỉnh, cho đi tham quan, rồi cũng tới con đường này, chụp rất nhiều ảnh kỷ niệm. Phần tôi, lần nào đi công tác ở 5 tỉnh Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng, cũng đều tìm cơ hội đến con đường này-để thêm một lần được soi mình trong tấm gương ngời sáng của cha mình”.

Thái Bình

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phương Loan: Nỗi nhớ ngày gặp lại

Thơ Phương Loan: Nỗi nhớ ngày gặp lại

(GLO)- Trong mỗi chúng ta, ai cũng có một thời gắn liền với bảng đen, phấn trắng, cùng bao kỷ niệm buồn vui dưới mái trường. Để rồi, sau nhiều năm xa cách, trong giây phút gặp lại thầy cô, bạn bè, những ký ức ấy vẫn ùa về, trào dâng bao nỗi nhớ...
Gương mặt thơ: Lê Va

Gương mặt thơ: Lê Va

(GLO)- Mươi năm trước, có một cái tin làm tôi ngạc nhiên: Đại tá Lê Va (Công an tỉnh Hòa Bình) xin xuất ngũ chuyển ngành về công tác tại Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh để làm thơ cho... đã.
Bộ VH-TT-DL phát động sáng tác ca khúc về dân tộc thiểu số

Bộ VH-TT-DL phát động sáng tác ca khúc về dân tộc thiểu số

Bộ VH-TT-DL vừa phát động cuộc thi sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024 nhằm khuyến khích phong trào sáng tác nghệ thuật về các dân tộc thiểu số và miền núi; góp phần nâng cao cả số lượng và chất lượng các ca khúc đáp ứng yêu cầu của đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi.
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Cánh đồng tuổi thơ

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Cánh đồng tuổi thơ

(GLO)- Vẫn là những hoài niệm về một tuổi thơ gian khó nơi vùng quê, trong tác phẩm "Cánh đồng tuổi thơ", tác giả Nguyễn Tấn Hỷ thêm một lần nhắc nhớ về hình ảnh tảo tần của người mẹ đã chịu bao vất vả, làm lụng nuôi con khôn lớn từng ngày...
Gieo “hạt giống” văn chương

Gieo “hạt giống” văn chương

(GLO)- Đó là tâm niệm của những người tổ chức và tham gia truyền cảm hứng tại lớp bồi dưỡng văn học trẻ-văn học dân tộc thiểu số năm 2024 tại Gia Lai. Diễn ra từ ngày 1 đến 7-7, chương trình thu hút sự góp mặt của 32 học sinh đến từ các trường THCS, THPT trên địa bàn TP. Pleiku.