Hội thảo về di tích lịch sử chiến thắng Chư Bồ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 26-12, tại thị trấn Chư Ty, UBND huyện Đức Cơ (Gia Lai) phối hợp với Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức hội thảo di tích lịch sử chiến thắng Chư Bồ.
Ảnh: Hoàng Ngọc
Ảnh: Hoàng Ngọc
Hội thảo đã nêu bật ý nghĩa to lớn của chiến thắng lịch sử Chư Bồ-một trong những chiến công vang dội của Sư đoàn 320 (Quân đoàn 3) cách đây hơn 45 năm (18-1-1973). Theo tư liệu lịch sử, trong chiến thắng này, ta đã tiêu diệt 202 tên địch, bắt sống 37 tên, bắn rơi 4 máy bay, thu 91 súng các loại, 12 máy PRC 25 và nhiều tài liệu quân dụng. Theo các chuyên gia quân sự, đây là trận đánh có ý nghĩa chiến lược quan trọng, góp phần mở rộng vùng giải phóng của ta ở phía Tây Gia Lai, thu hẹp vùng kiểm soát của địch ngay trước thời gian ký kết Hiệp định Paris về Việt Nam. Sau trận đánh, địch càng hoang mang, lo sợ, tạo điều kiện cho Sư đoàn 320 liên tiếp giành thêm nhiều chiến công mới, giải phóng căn cứ Đức Cơ và đánh chiếm đồn 30. Với ý nghĩa to lớn đó, đầu năm 2018, UBND huyện Đức Cơ đã khánh thành di tích lịch sử chiến thắng Chư Bồ tại thôn Chư Bồ 1 (xã Ia Kla) để tri ân sự hy sinh của các anh hùng liệt sĩ và sự đóng góp của đồng bào các dân tộc trong tỉnh.
Tại hội thảo, các đại biểu tham gia đóng góp, bổ sung thêm thông tin, tư liệu về chiến thắng lịch sử Chư Bồ. Trên cơ sở đó, UBND huyện tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ di tích trình UBND tỉnh xem xét, công nhận di tích lịch sử chiến thắng Chư Bồ là di tích lịch sử cấp tỉnh.
Hoàng Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.