Hội thảo QT về giá trị DS công viên địa chất Lý Sơn-Sa Huỳnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sáng 18-6, Hội thảo Quốc tế về giá trị di sản công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh được tổ chức tại Quảng Ngãi với sự tham dự của hàng trăm nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
 Hội thảo Quốc tế về giá trị di sản công viên địa chất Lý Sơn-Sa Huỳnh.
Hội thảo Quốc tế về giá trị di sản công viên địa chất Lý Sơn-Sa Huỳnh.
Ông Lê Viết Chữ, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi phát biểu: “Hội thảo Quốc tế về giá trị di sản công viên địa chất Lý Sơn-Sa Huỳnh được tổ chức vào thời điểm đặc biệt, đánh dấu 110 năm phát hiện văn hóa Sa Huỳnh – nền văn hóa có niên đại hơn 3.000 năm, một trong 3 nền văn hóa tiêu biểu trong tiến trình lịch sử của Việt Nam, được thế giới công nhận. Chúng tôi đặt nhiều kỳ vọng vào các chuyên gia, các nhà khoa học có chuyên môn sâu trong lĩnh vực địa chất, văn hóa; có nhiều kinh nghiệm xây dựng công viên địa chất có thể tư vấn, giúp chúng tôi hiện thực hóa tầm nhìn phát triển bền vững theo tiêu chuẩn của mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO”.
Đến nay, nhờ sự hỗ trợ hiệu quả của các chuyên gia đến từ mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO, của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và các chuyên gia, các nhà khoa học trong nước và quốc tế, Quảng Ngãi cơ bản đã hoàn thành công tác điều tra, khảo sát, nghiên cứu, xác định các khu vực địa chất, văn hóa có giá trị, với quy mô công viên khoảng 2.000km2 đất liền, chiếm 39% diện tích toàn tỉnh và 2.600km2 mặt nước biển, bao gồm toàn bộ chiều dài 130km bờ biển, với dân số trên 900.000 người.
Ông Lê Hoài Trung, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao phát biểu tại hội thảo.
Ông Lê Hoài Trung, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao phát biểu tại hội thảo.
Ông Lê Hoài Trung, Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao, cho rằng, giá trị địa chất cần gắn liền với sự phát triển kinh tế, đảm bảo sinh kế ngay trong lòng danh hiệu với cả 3 yếu tố là địa chất, văn hóa, môi trường. Bên cạnh đó là sự tham gia của địa phương, đối tác bao gồm các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, nhà trường, cộng đồng cư dân. Tại Việt Nam, UNESCO đã công nhận Cao nguyên đá Đồng Văn và Công viên địa chất Non nước Cao Bằng là Công viên địa chất Toàn cầu. 
Các nhà khảo cổ thực địa ở Lý Sơn nghiên cứu về san hô hóa thạch.
Các nhà khảo cổ thực địa ở Lý Sơn nghiên cứu về san hô hóa thạch.
 Triển lãm ảnh về công viên địa chất Lý Sơn-Sa Huỳnh
Triển lãm ảnh về công viên địa chất Lý Sơn-Sa Huỳnh
Công viên địa chất là một khu vực tự nhiên, độc đáo, có ranh giới rõ ràng, chứa đựng một tập hợp các di sản địa chất có giá trị khoa học, phân bố trong phạm vi nhất định, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên, đồng thời chứa đựng về các giá trị sinh học, khảo cổ, lịch sử, văn hóa, xã hội và có diện tích đủ lớn để phát triển kinh tế địa phương, nổi bật là thông qua hình thức phát triển du lịch và các dịch vụ phụ trợ khác. Một công viên địa chất khi hội đủ các điều kiện sẽ được UNESCO công nhận là Công viên địa chất Toàn cầu.
NGUYỄN TRANG (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.