Hồi hương tượng đồng Nữ thần Durga quý hiếm trị giá 14 triệu bảng từ Anh về Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tượng đồng Nữ thần Durga quý hiếm được định giá 14 triệu bảng Anh (khoảng hơn 450 tỉ đồng) đã từ Anh về tới Việt Nam . Tượng được lưu giữ, bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Cục Di sản văn hóa, Bộ VH-TT-DL ngày 20-6 cho biết tượng đồng Nữ thần Durga đã về tới Việt Nam và được lưu giữ, bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, phục vụ nghiên cứu, xây dựng kế hoạch trưng bày, giới thiệu và phát huy giá trị cổ vật.

Tượng cổ quý hiếm của Việt Nam được hồi hương từ Anh

Tượng cổ quý hiếm của Việt Nam được hồi hương từ Anh

Pho tượng cổ có nguồn gốc Việt Nam, dài 191 cm, nặng 101 kg, thể hiện hình tượng nữ thần Durga của Hindu giáo. Tượng được tạo tác với khuôn mặt hình trái xoan, hai mắt nhắm hờ, sống mũi cao, miệng mím, cằm tròn, ngực nở căng tròn, eo thắt, hông nở, có 4 tay, chân thon, thân dưới quấn sarong dài tới cổ chân, bụng thắt dây buộc tạo hình hoa.

Đây là một hiện vật quý, hiếm, đặc biệt hơn là tượng Nữ thần Durga được đúc bằng đồng, có thể khối lớn, niên đại sớm và hiện trạng còn tương đối hoàn chỉnh.

Tượng có giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, là tư liệu hiện vật phản ánh đời sống văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng trong lịch sử của cư dân Champa - một bộ phận quan trọng, cấu thành nên sự đa dạng và thống nhất trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Tượng đồng Nữ thần Durga được định giá hơn 14 triệu bảng Anh

Tượng đồng Nữ thần Durga được định giá hơn 14 triệu bảng Anh

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, năm 2023, Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Anh thông tin, Bộ Tư pháp và Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ phối hợp với Cảnh sát Đô thành London(Vương quốc Anh) tịch thu tượng đồng Nữ thần Durga 4 tay (thế kỷ VII) có nguồn gốc Việt Nam, từ một vụ điều tra buôn bán cổ vật bất hợp pháp, đồng thời đề xuất khả năng trao trả cổ vật này về Việt Nam.

Ngay sau khi nhận được thông tin, Bộ VH-TT-DL đã chỉ đạo các đơn vị chức năng nghiên cứu, đối sánh tư liệu và xác định tượng đồng Nữ thần Durga mang đặc trưng tiêu biểu của nghệ thuật tạo hình, điêu khắc Champa giai đoạn sớm (thế kỷ VII), có mối giao lưu, ảnh hưởng từ nghệ thuật điêu khắc của Văn hóa Óc Eo giai đoạn muộn.

Căn cứ các quy định của Luật Di sản văn hóa, Bộ VH-TT-DL đã có công văn gửi Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Anh về việc xác nhận tượng đồng Nữ thần Durga là của Việt Nam và ủy quyền Đại sứ quán thay mặt Bộ VH-TT-DL tiếp nhận cổ vật.

Sau khi làm việc giữa hai bên, tháng 2-2024, Hội đồng Nghệ thuật Vương quốc Anh, cơ quan cấp phép xuất khẩu cổ vật của Vương quốc Anh, đã cấp phép cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam thực hiện tiếp nhận, lưu giữ, bảo quản, xuất khẩu tượng đồng nữ thần Durga ra khỏi Vương quốc Anh và đưa về Việt Nam.

Phía Việt Nam không chi trả bất kỳ chi phí nào, ngoài chi phí vận chuyển, liên quan đến việc tiếp nhận tượng đồng

Phía Việt Nam không chi trả bất kỳ chi phí nào, ngoài chi phí vận chuyển, liên quan đến việc tiếp nhận tượng đồng

Hội đồng Nghệ thuật Vương quốc Anh cũng đã tiến hành thẩm định, đề xuất giá trị tượng trưng của tượng đồng Nữ thần Durga là hơn 14 triệu bảng Anh, nhằm mục đích xác định giá trị phục vụ các thủ tục cấp phép xuất khẩu cổ vật và thủ tục hải quan của Vương quốc Anh.

Ngày 18-6, tượng đồng nữ thần Durga đã về tới Việt Nam và được lưu giữ, bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, phục vụ việc nghiên cứu, xây dựng kế hoạch trưng bày, giới thiệu và phát huy giá trị cổ vật.

Việc tiếp nhận tượng đồng Nữ thần Durga từ phía hoa Kỳ và Vương quốc Anh là kết quả của quá trình hợp tác, chia sẻ các tư liệu pháp luật liên quan đến việc chống buôn bán trái phép cổ vật của Việt Nam với Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Theo Cục Di sản văn hóa, trong thời gian tới, sẽ tiếp tục có những cổ vật có giá trị của Việt Nam được Hoa Kỳ trao trả.

Từ thực tiễn việc hồi hương cổ vật trong những năm gần đây, Bộ VH-TT-DL đã nghiên cứu đưa vào dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) trình Quốc hội nội dung quy định về việc mua và đưa di vật, cổ vật có nguồn gốc Việt Nam từ nước ngoài về nước nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi nhất để có thêm được nhiều cổ vật, những tài sản vô giá của dân tộc đang bị lưu lạc ở nước ngoài được trở về nước, đồng thời huy động nguồn lực của xã hội cùng chung tay bảo vệ di sản văn hóa.

Phía Việt Nam không chi trả bất kỳ chi phí nào, ngoài chi phí vận chuyển, liên quan đến việc tiếp nhận tượng đồng.

Có thể bạn quan tâm

Phát huy sức mạnh văn hóa

Phát huy sức mạnh văn hóa

Khi các giá trị văn hóa, di sản và nghệ thuật tạo ra lợi nhuận nó không chỉ tự “nuôi sống” mình mà còn góp phần tạo thêm những nguồn lực mới, tác động tích cực đến các lĩnh vực khác của ngành công nghiệp văn hóa.

Dùng mặt nạ kỹ thuật số để phục hồi tranh. (Ảnh: Franetic)

Công nghệ đột phá phục chế tranh cổ chỉ trong vài giờ

(GLO)-Với những bức tranh có niên đại hàng thế kỷ, bị hỏng nặng, việc phục chế gặp nhiều rủi ro và tiêu tốn thời gian. Một bước đột phá về công nghệ vừa được các nhà khoa học thử nghiệm thành công, đã giải quyết được khó khăn này, đó là phương pháp mặt nạ kỹ thuật số.

Đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi

(GLO)- Người Tây Nguyên làm du lịch không chỉ bằng khu nghỉ dưỡng, mà còn bằng lòng hiếu khách và nghệ thuật kể chuyện. Vậy nên, đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi mà hãy đánh thức nó bằng chính giọng nói của rừng, bằng bàn tay của bà con và bằng tình yêu với buôn làng của mình.

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui là hiện tượng văn hóa xã hội đặc sắc của cộng đồng người Jrai ở Plei Ơi, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Nghi lễ này tập hợp nhiều biểu tượng văn hóa độc đáo giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới tâm linh của cư dân bản địa.

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

“Khánh Hòa là xứ trầm hương/Non cao biển rộng người thương đi về” - những câu thơ của nhà nghiên cứu Quách Tấn trong biên khảo Xứ trầm hương vừa là sự khẳng định danh xưng của một miền đất, vừa như lời mời gọi lữ khách bốn phương tìm về với thủ phủ của trầm hương Việt Nam.

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Nhắc đến đại ngàn Tây Nguyên, có lẽ biểu tượng văn hóa “sừng sững” chính là những mái nhà rông, nhà dài truyền thống của đồng bào các dân tộc. Trong những biến chuyển của thời đại, không gian che chở các hộ gia đình và lan tỏa văn hóa cộng đồng ấy khó tránh khỏi những hư hao, nghiêng ngả.

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

(GLO)- Tuy có sự phát triển của hệ thống thủy lợi song lễ cúng cầu mưa vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống cư dân vùng thung lũng Cheo Reo. Sự đa dạng trong nghi thức cúng của mỗi cộng đồng dân cư đã góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

null