Hồi giáo cực đoan ở Đông Nam Á - Kỳ 3: Sau Philippines là Indonesia và Malaysia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo giáo sư Rohan Gunaratna ở Trường nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam (Đại học Công nghệ Nanyang tại Singapore), năm 2016 IS đã dự kiến bành trướng sang Đông Nam Á hoặc xây dựng một tổ chức địa phương ở Đông Nam Á làm chân rết của IS.


IS nhắm đến hai địa điểm: địa điểm chính là miền Nam Philippines và địa điểm phụ là Indonesia, quốc gia có số dân theo Hồi giáo đông nhất thế giới (trên 86%).

Nếu phương án lập tỉnh nhà nước Hồi giáo (wilayah) ở miền Nam Philippines không xong, IS có khả năng sẽ chọn Indonesia làm cứ địa.

Phải chăng vì thế từ hơn một năm nay, các vụ tấn công ở Indonesia có liên quan đến IS đã gia tăng?

 

Giải ra tòa hai thanh niên ném lựu đạn vào hộp đêm Movida (Malaysia) cuối tháng 6-2016.
Giải ra tòa hai thanh niên ném lựu đạn vào hộp đêm Movida (Malaysia) cuối tháng 6-2016.

Khủng bố gia tăng ở Indonesia

9 giờ tối ngày 24-5, người dân gần trạm xe buýt Kampung Melayu ở thủ đô Jakarta (Indonesia) hốt hoảng tháo chạy sau hai tiếng nổ lớn trước trạm. Khói bốc cao. Nhiều mảnh thi thể vương vãi trên mặt đường đầy mảnh kính vỡ.

Nhân chứng Sultan Muhammad Firdaus kể với kênh truyền hình Kompas TV: “Hai tiếng nổ khá lớn cách nhau vài phút.

Tôi nghe rất rõ”. Ông Sinaga đang đứng gọi điện thoại cho con trai cách địa điểm nổ khoảng 20m xác nhận hai vụ nổ cách nhau 5 phút.

IS đã lên tiếng nhận trách nhiệm hai vụ đánh bom liều chết làm 3 cảnh sát thiệt mạng, 5 cảnh sát và 5 dân thường bị thương.

Đây là vụ khủng bố mới nhất kể từ vụ tấn công kinh hoàng trên đường phố Jakarta ngày 14-1-2016 (nổ bom, bắt con tin, đấu súng trên phố, ném lựu đạn, phá nổ chốt gác cảnh sát).

Cơ quan điều tra Indonesia nghi ngờ nhóm Hồi giáo cực đoan Jamaah Ansharut Daulah (JAD) đứng sau hai vụ nổ bom hôm 24-5 cũng như vụ tấn công tháng 1-2016.

Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ, JAD được thành lập năm 2015 tại Indonesia, gồm khoảng 25 nhóm cực đoan Indonesia đã tuyên thệ trung thành với thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi.

Tháng 8 năm ngoái, Bộ An ninh công cộng Úc công bố “Báo cáo năm 2016 về đe dọa khủng bố đối với Canada”, ghi nhận cuối năm 2015 khi IS chưa chính thức công bố kế hoạch lập wilayah ở Đông Nam Á, JAD đã nhanh nhảu tự xưng là chi nhánh IS ở Indonesia.

Trong năm 2016, JAD đã âm mưu liên kết với các nhóm ủng hộ IS ở Indonesia nhằm ý đồ thành lập một tổ chức hợp nhất để huấn luyện quân đưa sang Iraq 
và Syria.

Malaysia: Âm mưu ám sát vua Saudi Arabia

Tại Malaysia, vụ tấn công đầu tiên được IS ở Syria chỉ đạo kế hoạch và do các phần tử Hồi giáo cực đoan địa phương thực hiện xảy ra ngày 28-6-2016.

Hai tên Wahyudin Karjono (22 tuổi) và Jonius Indie (bí danh Jahali, 25 tuổi) đã nhân danh IS dùng lựu đạn tấn công hộp đêm Movida ở Puchong gần thủ đô Kuala Lumpur (8 người bị thương). Tháng 3-2017, Tòa án tối cao đã tuyên án 25 năm tù đối với hai tên này.

Trước đó, cảnh sát đã kịp thời bắt giữ 7 tên âm mưu ám sát vua Salman của Saudi Arabia ngay trước chuyến thăm Malaysia của nhà vua ngày 26-2-2017.

7 tên này đều có liên hệ với các nhóm Hồi giáo cực đoan, trong đó có IS. Trong số này chỉ có 1 công dân Malaysia, 6 tên còn lại gồm 1 người Indonesia, 4 người Yemen và 1 người ở một nước Đông Á.

Cơ quan tình báo Malaysia xác nhận IS đã xây dựng một số mạng lưới tiềm năng tại Kuala Lumpur. Ông Brandon Pereira, tổng biên tập trang tin Malaysia Insight, nhận định: “Sự hiện diện của IS tại Malaysia là một thực tế nhưng chính phủ không khoan dung cho bất kỳ chủ nghĩa cực đoan nào nhân danh tôn giáo”.

Trước thời IS, khủng bố Hồi giáo đã xuất hiện tại Malaysia với nhóm Kumpulan Mujahidin Malaysia (KMM - Phong trào chiến binh thánh chiến Malaysia) do Zainon Ismail lập năm 1995.

KMM nhắm mục tiêu thành lập nhà nước Hồi giáo liên khu vực gồm miền Nam Thái Lan, Indonesia và miền Nam Philippines.

KMM có liên hệ chặt chẽ với nhóm khủng bố Hồi giáo Jemaah Islamiyah ở Indonesia. KMM có lẽ đã ngừng hoạt động từ tháng 10-2014, tuy nhiên các thành viên cũ của KMM vẫn tiếp tục bí mật lập các nhóm mới tại Malaysia.

Chính phủ Malaysia ước tính có khoảng 100 công dân Malaysia cầm súng trong hàng ngũ IS ở Syria.

Ngày 18-10-2016, ngay khi quân đội Iraq mở chiến dịch quân sự tấn công Mosul (IS kiểm soát từ tháng 6-2014), Malaysia đã quyết định tăng cường kiểm soát biên giới do lo ngại các phần tử IS người Malaysia quay về nước hàng loạt.

“Quốc tế hóa” khủng bố Đông Nam Á

Hai nhà nghiên cứu Bruno Hellendorff và Denis Jacqmin thuộc Nhóm nghiên cứu hòa bình và an ninh ở Bỉ nhận định các nhóm Hồi giáo cực đoan ở Đông Nam Á có thể mở rộng địa bàn câu kết với IS nhờ IS tạo một số điều kiện như sau: “chiến thắng” quân sự ban đầu lúc IS mới thành lập, khả năng sử dụng tốt mạng xã hội của IS và IS tuyên bố thành lập nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria.

Hai băng video của IS phát tán hồi tháng 1-2016 và tháng 6-2016 đã chứng tỏ điều này.

Trong băng video đầu tiên là hình ảnh bốn nhóm Hồi giáo cực đoan ở Philippines nhất trí tập hợp thành một “mặt trận thống nhất” và tôn Isnilon Hapilon của nhóm Abu Sayyaf làm “tiểu vương nhà nước Hồi giáo ở Philippines”.

Băng video thứ hai phát hình ảnh ba tay súng IS ở Syria thuộc ba quốc tịch khác nhau (Indonesia, Philippines và Malaysia).

Chúng sử dụng tiếng mẹ đẻ xúi giục người Hồi giáo ở quốc gia của chúng đến Philippines chiến đấu nếu không thể sang Syria cầm súng.

Isnilon Hapilon không biết nói tiếng Anh và tiếng Ả Rập nên khả năng kết nối với IS ở Syria có thể sẽ bị hạn chế đáng kể.

Nếu các đường dây cá nhân của y ở Sandakan (bang Sabah của Malaysia), nơi có nhiều công nhân nông nghiệp gốc Basilan làm việc, hoạt động kém và nếu không có giải pháp thay thế, IS ở Syria có thể sẽ khó chỉ đạo đối với “tiểu vương” Isnilon Hapilon.

Vậy IS ở Iraq và Syria sử dụng chiêu bài gì để các nhóm Hồi giáo cực đoan ở Đông Nam Á quy tụ “quần hùng”?

Trước khi nhóm Hồi giáo cực đoan Jamaah Ansharut Daulah xuất hiện ở Indonesia, nổi danh sát máu nhất là nhóm Jemaah Islamiyah (JI - Cộng đồng Hồi giáo) do Abdullah Sungkar sáng lập năm 1993.

JI hô hào xây dựng nhà nước Hồi giáo bao trùm Indonesia, Malaysia, miền Nam Philippines, Singapore và Brunei.

Sau các vụ đánh bom kinh hoàng ở Bali do JI thực hiện vào tháng 10-2002 (202 người chết, trong đó có nhiều du khách nước ngoài), Indonesia đã mạnh tay truy quét khủng bố.

Nhiều nhóm khủng bố bị truy lùng ráo riết đã trở nên suy yếu, trong đó có JI. Đến khi IS xuất hiện, JI bắt đầu hồi sinh. Trong 22 nhóm ở Indonesia tuyên thệ trung thành với IS có JI và nhóm Jamaah Ansharut Daulah.

Theo tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Ayun Pa chữa cháy kho mì tại thôn Plei Tăng A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Lính cứu hỏa trên mặt trận không tiếng súng

(GLO)-Nghề nào cũng có vinh quang riêng, song với cán bộ, chiến sĩ phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, bên cạnh niềm tự hào nghề nghiệp còn là sự hy sinh thầm lặng. Trên mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng muôn vàn nguy hiểm, họ luôn dốc hết sức mình vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Nông sản Việt đang ở đâu?

Nông sản Việt đang ở đâu?

Thời điểm hiện tại, Việt Nam đang vào vụ thu hoạch các mặt hàng nông sản như: vải, nhãn, sầu riêng, thanh long,… Câu hỏi đặt ra giải pháp nào để xúc tiến xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản mùa vụ Việt Nam tránh tình trạng ùn ứ, điệp khúc “được mùa mất giá”.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm “nóng rực” khi hàng loạt sản phẩm vô chủ vứt bừa bãi, doanh nghiệp ồ ạt xin thu hồi công bố. Phóng viên đã thâm nhập thị trường mỹ phẩm để tận thấy cách thức hô biến đồ rẻ tiền thành cao cấp, chiêu trò của các ông trùm vươn vòi bạch tuộc, bủa vây người người tiêu dùng.

null