Học sinh Gia Lai thích thú với trải nghiệm làm lính cứu hỏa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Hàng ngàn người dân trong đó phần lớn là các em học sinh đã được trải nghiệm làm lính cứu hỏa với những thao tác cứu nạn, chữa cháy trực quan, sinh động. Đây là chương trình do Công an tỉnh Gia Lai tổ chức đồng loạt ở 3 địa điểm: TP. Pleiku, thị xã An Khê và thị xã Ayun Pa.

Sáng 7-10, tại 3 địa điểm: Nhà thiếu nhi TP. Pleiku, Ao cá Bác Hồ thị xã An Khê và Nhà thi đấu đa năng của thị xã Ayun Pa đã đồng loạt khai mạc hoạt động tuyên truyền, trải nghiệm thực hành chữa cháy và cứu nạn cứu hộ nhân dịp Ngày “Toàn dân phòng cháy, chữa cháy” 4-10-2023. Đây là chương trình lần đầu tiên được Bộ Công an phát động đồng loạt trên cả nước nhằm phổ biến rộng rãi hơn nữa những kiến thức về an toàn phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH), đặc biệt là các kỹ năng thực tế liên quan đến thoát nạn, xử lý sự cố.

Hơn 500 người đã tham gia ở buổi đầu tiên của chương trình trải nghiệm. Ảnh: Ngọc Quân

Hơn 500 người đã tham gia ở buổi đầu tiên của chương trình trải nghiệm. Ảnh: Ngọc Quân

Thượng tá Đậu Văn Huy-Phó Trưởng phòng Cảnh sát PCCC và CNCH thông tin: thời gian qua, tình hình cháy trên toàn quốc cũng như tại Gia Lai có những diễn biến phức tạp. Trong 5 năm qua, cả tỉnh xảy ra gần 300 vụ cháy làm 11 người chết, bị thương 5 người, ước tính thiệt hại hơn 80 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do sự cố về hệ thống, thiết bị điện và do sơ xuất, bất cẩn trong sử dụng nguồn nhiệt, chất cháy. Qua phân tích từ thực tế, khi có cháy, trong vòng 5 phút đầu đám cháy phát sinh được xem là thời gian vàng có ý nghĩa quyết định đến khả năng phát triển đám cháy cũng như mức độ thiệt hại do cháy gây ra.

“Nước xa không cứu được lửa gần, thực tế không ai phòng ngừa cháy, nổ hơn chính bản thân mỗi người. Do đó, kỹ năng xử lý các tình huống ban đầu khi có cháy, nổ xảy ra, kỹ năng thoát nạn khi có cháy ở hộ gia đình, nhà chung cư, nơi tập trung đông người là rất quan trọng trước khi có sự hỗ trợ đến từ lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH. Qua nhiều vụ cháy từ thực tế, nếu người dân làm tốt khâu xử lý ban đầu, nắm vững kiến thức, kỹ năng, bình tĩnh, tỉnh táo khi gặp tình huống khẩn cấp thì hậu quả sẽ giảm đi rất nhiều”-Thượng tá Huy nhấn mạnh.

Nhiều em học sinh xung phong được thử thách dập tắt đám cháy. Ảnh: Ngọc Quân

Nhiều em học sinh xung phong được thử thách dập tắt đám cháy. Ảnh: Ngọc Quân

Tại chương trình trải nghiệm, người dân đã được hướng dẫn thực hành bình chữa cháy xách tay, chăn chiên tẩm ướt để dập tắt các đám cháy do rò rỉ khí gas, do chất lỏng. Đồng thời được thực hành kỹ năng thoát nạn trong môi trường có khói khí độc, trong không gian chật hẹp, thực hành phun nước tiêu điểm, sử dụng phương tiện thô sơ để dập tắt đám cháy, sử dụng đệm hơi cứu người. Bên cạnh đó, người dân còn được hướng dẫn kỹ thuật sơ cứu ban đầu cho người bị nạn như cố định xương gãy, ga rô cầm máu, ép tim ngoài lồng ngực, băng bó vết thương…

Các mô hình thoát nạn đã mang đến cho học sinh những trải nghiệm thực tế. Ảnh: Ngọc Quân

Các mô hình thoát nạn đã mang đến cho học sinh những trải nghiệm thực tế. Ảnh: Ngọc Quân

Ghi nhận của P.V tại chương trình được tổ chức tại TP. Pleiku vào sáng 7-10 đã thu hút hơn 500 người, trong đó phần lớn là học sinh của các trường học trên địa bàn. Hầu hết các em lần đầu tiên được tiếp cận với các trang thiết bị của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH mà trước giờ chỉ được thấy trên internet. Vì vậy, các em đều tỏ ra háo hức, chăm chú nghe các “chú lính cứu hỏa” giới thiệu, hướng dẫn cách sử dụng các phương tiện.

Các em học sinh thích thú khi được hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy cầm tay tiện dụng. Ảnh: Ngọc Quân

Các em học sinh thích thú khi được hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy cầm tay tiện dụng. Ảnh: Ngọc Quân

Em Nguyễn Hoàng Diệu Linh (học sinh Trường THCS Nguyễn Du, TP. Pleiku) hồ hởi: “Vừa rồi xem tivi, em thấy có một số vụ cháy khiến nhiều người chết nên cũng rất hoang mang. Ba em cũng mua sẵn 3 bình chữa cháy ở nhà và cả nhà cùng lên mạng học cách sử dụng rồi. Nhưng hôm nay em mới được chứng kiến thực tế và được hướng dẫn cụ thể chi tiết cách sử dụng cũng như các biện pháp thoát nạn khi xảy ra cháy. Những kiến thức này rất bổ ích cho em và các bạn, nhất là khi chúng em ở nhà một mình cũng không bị bỡ ngỡ nếu có sự cố”.

Các em học sinh khá hào hứng khi được tiếp cận với các phương tiện của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH. Ảnh: Ngọc Quân

Các em học sinh khá hào hứng khi được tiếp cận với các phương tiện của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH. Ảnh: Ngọc Quân

Đặc biệt hơn cả là trải nghiệm được làm lính cứu hỏa. Các em học sinh được trải nghiệm mặc áo quần của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH, mang các trang thiết bị cứu nạn, dùng bình xịt dập lửa tại các đám cháy…

Em Trương Keo Anh Trường (học sinh Trường THCS Nguyễn Du) rạng rỡ: “Từ nhỏ em đã thích xem các chương trình có chú lính cứu hỏa, hôm nay em được mặc bộ quần áo của các chú thấy rất vui, các bạn ai cũng bảo em ngầu. Em còn được xịt nước chữa cháy, dùng bình xịt dập lửa nữa. Em rất thích cảm giác này và ước mơ khi lớn lên sẽ có thể trở thành người lính cứu hỏa đi dập tắt các đám cháy và cứu những người dân đang mắc kẹt chờ đợi mình”.

Các em đến với chương trình đã được trải nghiệm sử dụng vòi xịt chữa cháy. Ảnh: Ngọc Quân

Các em đến với chương trình đã được trải nghiệm sử dụng vòi xịt chữa cháy. Ảnh: Ngọc Quân

Buổi trải nghiệm không chỉ giúp các em học sinh có kiến thức, kỹ năng cơ bản về PCCC và CNCH mà còn hiểu và yêu mến hơn công việc của các chiến sĩ Cảnh sát PCCC và CNCH. Đồng thời đã thực sự tạo sân chơi vui vẻ, bổ ích cho các em học sinh. Được biết, hoạt động này được tổ chức trong 2 ngày (7 và 8-10) với sự tham gia của hàng ngàn người.

Có thể bạn quan tâm

Trưởng ban công tác Mặt trận hết mình vì việc chung

Trưởng ban công tác Mặt trận hết mình vì việc chung

(GLO)- Với vai trò Trưởng ban Công tác Mặt trận tổ 6 (phường Trà Bá, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), ông Phạm Quang Dừa đã nỗ lực cùng tập thể tổ dân phố triển khai hiệu quả các mặt công tác, xây dựng địa bàn khu dân cư ngày càng ổn định và phát triển.
Người 39 năm làm già làng

Người 39 năm làm già làng

(GLO)- Ở tuổi 89, ông Han-già làng làng Chăm Nek (phường Chi Lăng, TP. Pleiku) vẫn siêng năm lao động, truyền dạy những kiến thức, kinh nghiệm cho bà con dân làng phát triển kinh tế, xây dựng đời sống.

Chư Băh giảm nghèo bền vững nhờ các chương trình mục tiêu quốc gia

Chư Băh giảm nghèo bền vững nhờ các chương trình mục tiêu quốc gia

(GLO)- Với sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự chung sức đồng lòng của người dân, xã Chư Băh (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo, phấn đấu không còn hộ nghèo vào năm 2025.