Học sinh F0 chịu nhiều áp lực về kiểm tra, đánh giá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Vừa phải kiểm tra bù môn học bị thiếu vừa phải chuẩn bị kiểm tra tập trung theo kế hoạch của nhà trường, điều này tạo ra áp lực thi cử rất lớn với học sinh F0 bị nhiễm Covid-19.

Mỗi học sinh (HS) bị F0 phải cách ly tối thiểu 7 ngày tại nhà (F1 là 5 ngày), nếu test lại âm tính mới được quay trở lại trường học trực tiếp. Điều này kéo theo hệ lụy là các em thiếu bài kiểm tra ở trường rất nhiều.
 

 Nhiều lớp học sĩ số giảm do học sinh vắng mặt thuộc diện F0, F1. Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Nhiều lớp học sĩ số giảm do học sinh vắng mặt thuộc diện F0, F1. Ảnh: Đào Ngọc Thạch


Khi đi học lại, HS vừa phải kiểm tra bù môn học bị thiếu vừa phải chuẩn bị kiểm tra tập trung theo kế hoạch của nhà trường. Điều này tạo ra áp lực thi cử rất lớn với HS bị nhiễm Covid-19.

Phụ huynh có con đang học lớp 6 tại một trường THCS ở Q.Tân Bình, TP.HCM cho biết: “Cháu bị F0 hơn 10 ngày vừa rồi, phải cách ly tại nhà. Thời gian đó rơi vào đợt kiểm tra cuối kỳ 1 cho HS khối lớp 6 toàn thành phố. Thế là cháu vắng thi toàn đợt”. Trong phiếu liên lạc phát về cho phụ huynh chưa có điểm xếp loại học lực vì thiếu điểm thi.

“Tuy nhiên theo thông báo của cô chủ nhiệm, trong tuần sau các em sẽ kiểm tra bổ sung và tuần sau nữa sẽ kiểm tra giữa kỳ 2. Nghĩa là con tôi sẽ phải kiểm tra 2 tuần liên tục”, phụ huynh này cho biết. Trường hợp trên không phải là cá biệt, và số HS trong lớp thiếu 3, 4 bài kiểm tra cũng rất nhiều.

Ở khối HS THPT cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Nhiều em chưa hoàn thành bài kiểm tra thường xuyên đã phải chuẩn bị kiểm tra giữa kỳ 2 theo kế hoạch gần kề của nhà trường. Đáng nói là quy định số bài kiểm tra thường xuyên ở THPT rất nhiều. Chẳng hạn ngữ văn và toán có đến 4 cột điểm.

Thiết nghĩ để giảm bớt áp lực cho HS F0, nhà trường và giáo viên cần linh hoạt sắp xếp thời gian kiểm tra hợp lý hơn, không nên quá dày đặc, liên tục. Kéo dài thời gian hoàn tất điểm số, tổng kết. Ngoài ra, cũng nên đa dạng hơn trong các bài làm, sản phẩm của HS. Giảm tải nội dung kiểm tra, chỉ kiểm tra những kiến thức trọng tâm, cơ bản, tránh ôm đồm. Chủ động giảm bớt các cột điểm kiểm tra thường xuyên trong học kỳ và cũng nên có kế hoạch ôn tập nhẹ nhàng trước khi các em làm bài.

 

Theo Ngọc Tuấn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai phấn đấu 90% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 vào năm 2030

Gia Lai phấn đấu 90% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 vào năm 2030

(GLO)- Ngày 3-12, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch số 281-KH/TU ngày 11-10-2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 5-1-2024 của Bộ Chính trị về công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2025-2030.

Bỏ thi thăng hạng giáo viên từ tháng 12

Bỏ thi thăng hạng giáo viên từ tháng 12

Thay thi bằng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên với những quy định mới; hướng dẫn phương pháp tính giá dịch vụ GD-ĐT là những chính sách quan trọng có hiệu lực từ tháng 12 năm nay.

Phát động dự án “Đến trường an toàn” năm học 2024-2025

Phát động dự án “Đến trường an toàn” năm học 2024-2025

(GLO)- Sáng 25-11, Ban An toàn giao thông tỉnh Gia Lai phối hợp với tổ chức AIP Foundation, Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam phát động dự án “Đến trường an toàn”, năm học 2024-2025 tại các Trường Tiểu học: Phan Chu Trinh, Lê Lợi và Nguyễn Trãi (huyện Phú Thiện).