Hoa vẫn nở trên đồi ATK

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Bác đã đi xa gần nữa thế kỷ và xa Lán Tỉn Keo huyện Định Hóa (Thái Nguyên) - một trong những điểm nằm trong an toàn khu (ATK) gần 60 năm nhưng hàng hoa râm bụt tự tay Bác trồng năm nào giờ vẫn nở thắm trên đồi. Loài hoa gắn liền với tuổi thơ, với quê nhà đã theo Bác suốt những năm dài hoạt động cách mạng ở "thủ đô gió ngàn".

.



Đã có quá nhiều bút mực viết về nơi An toàn khu (ATK) ở Việt Bắc - nơi căn cứ an toàn cho các cơ quan của Trung ương Đảng hoạt động cách mạng sau ngày toàn quốc kháng chiến. Tôi đã có dịp đến tỉnh Thái Nguyên và được anh em đồng nghiệp đưa về một trong những điểm của "thủ đô gió ngàn". Đó là Lán Tỉn Keo thuộc xã Phú Đình, huyện Định Hóa. Nơi mà cách đây 75 năm trước Bác Hồ đã ở, làm việc (từ năm 1947 - 1948) và cũng là nơi Bác cùng Bộ chính trị quyết định chiến dịch Đông Xuân năm 1953 - 1954.
 

Thắp nhang tưởng niệm ở đền tưởng niệm Bác Hồ dưới chân đồi Tỉn Keo (Định Hóa).
Thắp nhang tưởng niệm ở đền tưởng niệm Bác Hồ dưới chân đồi Tỉn Keo (Định Hóa).

Đường về Lán Tỉn Keo hôm nay đã trải nhựa phẳng lỳ. Hai bên đường hoa nở trắng đồi. Những cô thôn nữ đồng bào Tày, mường với bộ váy đen thấp thoáng trong vườn chè xanh mướt. Những đồi cọ xòe ô trải bóng râm. Đến nhà tưởng niệm của Bác Hồ được xây dựng dưới chân lán Tỉn Keo, cô hướng dẫn viên Ma Thị Kiều trong bộ đồ bà ba đen huyền, cổ đeo vòng bạc thanh thoát kể cho chúng tôi nghe những năm dài hoạt động cách mạng của Bác ở nơi này.

Có những đoạn giọng cô vút lên cao, có đoạn chùn xuống sâu thẳm như theo sự dằn vặt, vạch đường đi cho cách mạng của Bác. Rồi, mắt cô đỏ hoe làm cả đoàn xao động. Tại đây các đồng chí lãnh đạo cấp cao thường xuyên đến làm việc với Bác. Ở đây cũng diễn ra nhiều cuộc họp của Thường vụ Trung ương Đảng. Đặc biệt, vào đêm 6-12-1953 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì cuộc họp của Thường vụ Trung ương Đảng để thông qua kế hoạch tác chiến Đông - Xuân năm 1953 -1954, hạ quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ...

Nói rồi, cô dẫn chúng tôi lên lán Tỉn Keo. Căn lán nhỏ đơn sơ nằm giữa lưng chừng đồi. Bên cạnh cây hoa râm bụt Bác trồng năm nào, giờ cành lá dẫu khẳng khiu nhưng vẫn trổ bông đỏ thắm núi đồi. Những nét quen thuộc nơi Bác ở, làm việc, cùng với những cây hoa, cây bưởi, đồi cọ vẫn còn nguyên vẹn như vẫn in hình bóng của Bác đâu đây. Cô Kiều tiết lộ: Nơi Bác ở, Bác thích trồng cây râm bụt. Bác thường nhắc anh em: "Ngoài làng thì trồng cây đa, trong nhà trồng cây râm bụt".

 

Du khách chụp hình lưu niệm bên cây hoa râm bụt Bác trồng trên đồi ATK.
Du khách chụp hình lưu niệm bên cây hoa râm bụt Bác trồng trên đồi ATK.

Tại quê Bác ở làng Kim Liên (Nghệ An), bờ hoa râm bụt vẫn phủ dày xanh ngát hai hàng lối đi. Bên thèm hoa râm bụt kia là nơi chôn nhau cắt rún của ba chị em Bác. Nơi đây đã gắn liền với tuổi thơ hồn nhiên một thời của Bác. Lúc em Bác còn nằm ngửa, mẹ sai chị Thanh (chị của Bác) hái hoa râm bụt dùng chỉ treo lơ lửng đung đưa dỗ em... Anh em Bác thường tha thẩn bên bờ hoa râm bụt từ bên vườn nhà mình sang bên vườn ông bà ngoại. Em Bác tách nhánh hoa râm bụt dán lên má khoe: Em có má hồng"... Ngày vào kinh đô Huế, nhà có vườn rộng, bờ rào râm bụt và chè mạn hảo. Một hôm anh em Bác dựng màn tuồng, dùng nhựa cây ruối dán cánh hoa râm bụt vào má, vào trán, vào cằm, đóng vai tướng trung, mặt đỏ; dùng mực nho vẽ mặt oai nịnh thần, vai ác.

Diễn xong anh em bị ngứa, gãi sưng tấy cả da mặt, mẹ Bác bắt hai anh em Bác vào gường ăn roi mẹ phạt, thì em bác thưa: Mẹ ơi, con được mẹ cho cầm cây hoa râm bụt chơi, mẹ nói hoa này hiền như Bụt, hoa lòng mẹ thì con mới dán lên mặt... Mẹ Bác phì cười, hoa  râm bụt hiền nhưng nhựa cây ruối nó dữ.

Tuổi thơ gắn liền với hình ảnh cây râm bụt quê nhà. Bước vào con đường cứu nước, Bác mang cả tình yêu quê hương tha thi vào trong những câu thơ, hóa vào lòng đất để cây đơm hoa nơi Bác ở. Trong cuốn sách Bác Hồ ở ATK (ghi chép - bút ký) của Đồng Khắc Thọ có đoạn: "Bác thường tâm sự với các anh em: Các cụ ta hay dùng diễn tích bên tàu để tưởng nhớ cha mẹ, như truyện Kiều: "Lòng còn gửi áng mây hồng", với cái tích một ông quan đời nhà Đường đi công cán, lòng nhớ cha mẹ. Khi qua núi Thái Hàng, ông trèo lên cao nhìn về quê nhà, qua những tầng mây trắng mà tưởng được nhìn thấy mẹ cha. Nhưng của ta có thiếu gì những cái hay, cái đẹp giản dị mà sâu sắc: "Nhìn bờ râm bụt nhớ ẹm cha, nhìn ngọn cây đa nhớ làng xóm"...

Nếu tính từ ngày Người lên tàu sang Pháp tìm đường cứu nước (1911), đến những ngày Bác sống ở căn cứ địa Việt Bắc 1941 - 1945 và 1947 - 1954, đã ngót 43 năm trời sống xa gia đình người thân. Với ngọn cây đa và bờ hoa râm bụt tự tay Bác trồng nơi ở đã đong đầy nổi nhớ nhà, quê hương da diết. Nổi nhớ lặng vào trong, hóa thành những bờ hoa râm bụt nơi Bác đến càng thêm thấm thía đức hy sinh lớn lao của cả cuộc đời Bác dành cho đất nước cho độc lập dân tộc.

Bác đã đi xa, nhưng những giàn hoa râm bụt nơi Bác trồng vẫn nở thắm trên đồi ATK. Như một sức sống, một biểu tượng của sự thanh bình mãi tường tồn trên quê hương đất Việt.

Trường An
 

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.