Hiệu quả từ dự án hỗ trợ tam nông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Dự án hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn (gọi tắt là dự án hỗ trợ tam nông) được triển khai tại Gia Lai từ đầu năm 2011. Sau gần 3 năm triển khai, các hợp phần của dự án từng bước ổn định, mang lại luồng sinh khí mới cho hộ nghèo và đời sống của người dân vùng sâu, đặc biệt là người dân ở 26 xã thuộc 5 huyện triển khai dự án.

Tín hiệu đáng mừng là kinh tế nông thôn ở 26 xã thuộc 5 huyện triển khai dự án (gồm Đak Đoa, Kbang, Kông Chro, Krông Pa và Ia Pa) đã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và đa dạng hóa ngành nghề.

 

 

Trong đó, lĩnh vực trồng trọt được đầu tư theo hướng sản xuất hàng hóa, có thị trường tiêu thụ và có lợi thế cạnh tranh. Kết cấu hạ tầng-xã hội nông thôn gắn với phát triển đô thị được quan tâm đầu tư đồng bộ hơn. Đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân tại vùng thực hiện dự án nói riêng và nông dân trên địa bàn tỉnh nói chung ngày càng được cải thiện.

Công tác đào tạo nguồn nhân lực nông thôn, đào tạo nghề cho lao động nông thôn được quan tâm và đạt kết quả tốt. Trong đó, đáng kể nhất là những nông dân học nghề xây dựng ở xã Ia Pết (huyện Đak Đoa) đã phát huy được hiệu quả, các học viên học nghề xây dựng đều tự giải quyết được việc làm cho thu nhập khá. Anh Huinh, xã Ia Pết (huyện Đak Đoa) tâm sự: “Trước khi học nghề, mình đã thành lập tổ xây dựng đi xây nhà cho bà con nhưng nhận được rất ít công trình. Do bà con chưa tin tưởng vào tay nghề của mình cho lắm. Bây giờ được học nghề, có thầy giáo hướng dẫn về kỹ thuật xây dựng, nên tổ xây dựng của mình làm không hết việc”.

Trong gần 3 năm qua, dự án hỗ trợ tam nông đã thực hiện 3 hợp phần chính: Tăng cường năng lực thể chế để thực hiện các sáng kiến vì người nghèo, phát triển chuỗi giá trị vì người nghèo; xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội cấp xã theo định hướng thị trường... Riêng hợp phần 2 do Sở Nông nghiệp và PTNT, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ thực hiện. Từ hợp phần 2, các đơn vị đã chia nhỏ thành 4 tiểu hợp phần. Cùng với việc tổ chức hội thảo nghiên cứu các chuỗi giá trị tại 5 huyện là việc tổ chức hội thảo, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm sản xuất giúp nông dân thúc đẩy các sáng kiến kinh doanh nông nghiệp vì người nghèo.

 

 

Theo đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã phát động và thành lập được 50 tổ tiết kiệm vay vốn tại các xã và tiến hành huy động tiết kiệm. Nhờ đó, hội viên có thói quen tiết kiệm và đóng góp nguồn quỹ ngày một lớn với tổng số tiền 2,5 tỷ đồng, giúp chị em xoay vòng vốn làm kinh tế. Bên cạnh đó, một trong những hợp phần mang lại luồng sinh khí cho nông thôn vùng sâu là dự án đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu.

Sau gần 3 năm, dự án đã xây dựng được 18 công trình cơ sở hạ tầng, tập trung chủ yếu là đường giao thông nông thôn đi vào các khu sản xuất, nâng cấp, sửa chữa công trình thủy lợi phục vụ nước tưới sản xuất nông nghiệp. Tổ chức đào tạo nghề dài hạn cho gần 1.000 nông dân tại các xã ở 5 huyện, với các nghề xây dựng, may, dệt thổ cẩm, đan lát và dạy chữ; dạy nghề ngắn hạn cho 2.000 nông dân về trồng trọt, chăn nuôi cho các nhóm và hộ nông dân tại các xã triển khai.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình thực hiện chủ trương, chính sách về “tam nông” ở Gia Lai vẫn còn tồn tại những hạn chế, nhất là sự phối hợp trong chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể từ tỉnh tới cơ sở thiếu tính đồng bộ, cụ thể và kịp thời. Nhìn nhận vấn đề này, ông Lê Tiến Anh- Phó Giám đốc Ban Điều phối dự án cho biết: Mục tiêu của dự án là tăng cường sự tham gia của các hộ nghèo, cận nghèo và các hộ dân tộc thiểu số tại các xã nghèo thuộc vùng dự án vào các hoạt động kinh tế, phát triển kinh tế nông thôn thông qua việc phát triển chuỗi giá trị các mặt hàng nông sản.

Nâng cao năng lực cho các cấp, các ngành trong tỉnh nhằm thực hiện chính sách mới của Chính phủ về tam nông… Vì vậy, Ban Điều phối thực hiện các hợp phần đúng tiến độ, đúng mục tiêu của dự án, góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh, phấn đấu đến năm 2015 giảm tỷ lệ hộ nghèo 4-5%/năm. 90% dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh; giải quyết việc làm mới cho 24.000 lao động/năm; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40%; đồng thời, tiếp tục thực hiện tốt mục đích của dự án là nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn.

Đinh Yến

Có thể bạn quan tâm

Chị Rcom H’Sra ( bìa trái, buôn Rưng Ma Nin) làm thủ tục vay vốn tại điểm giao dịch xã Ia Rbol. Ảnh: Vũ Chi

Hiệu quả của điểm giao dịch xã trong hoạt động tín dụng chính sách ở Ayun Pa

(GLO)- Với phương châm “Phục vụ tại nhà, thu nợ, giải ngân tại xã”, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng mạng lưới điểm giao dịch tại tất cả các xã, phường, giúp người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi nhanh chóng, thuận tiện.

Ford Ranger 2025 phù hợp với mọi địa hình với động cơ mạnh mẽ. Ảnh: ST

"Vua bán tải" Ford Ranger thế hệ mới có giá từ 707 triệu đồng và nhiều ưu đãi

(GLO)- Ford Ranger được mệnh danh là “vua bán tải” tại thị trường Việt Nam, với thiết kế nam tính, khung gầm mới đa dụng hơn, nội thất rộng rãi, động cơ mạnh mẽ, tiết kiệm nhiên liệu… Hiện Ford Ranger có giá niêm yết chỉ từ 707 triệu đồng và có thể được hỗ trợ đến 100% lệ phí trước bạ.

Kéo dài thời gian giảm thuế giá trị gia tăng: Động lực phát triển sản xuất kinh doanh và kích cầu tiêu dùng

Kéo dài thời gian giảm thuế giá trị gia tăng: Động lực phát triển sản xuất kinh doanh và kích cầu tiêu dùng

(GLO)- Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng, trong đó có nhiều điểm mới như mở rộng đối tượng áp dụng và kéo dài thời gian áp dụng đến hết ngày 31-12-2026. Đây là động lực để phát triển sản xuất kinh doanh và kích cầu tiêu dùng.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

null