Hết thuốc rồi!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bệnh viện hết thuốc rồi! Và đây là hậu quả của tâm lý “làm việc gì cũng sợ sai, làm xong rồi cũng không biết có sai hay không, sai cũng không biết sai chỗ nào, thậm chí không làm gì cũng có thể dẫn đến sai phạm”?

 

 Một bệnh nhân đi khám bảo hiểm y tế nhưng rút cục phải bỏ tiền túi để mua thuốc từ bên ngoài bệnh viện. Ảnh: Văn Sỹ
Một bệnh nhân đi khám bảo hiểm y tế nhưng rút cục phải bỏ tiền túi để mua thuốc từ bên ngoài bệnh viện. Ảnh: Văn Sỹ


“Hết thuốc rồi”- câu trả lời lạnh lùng chị P.A.T nhận được ở Bệnh viện K3 Tân Triều (Hà Nội) khi hỏi bác sĩ về y lệnh.

Thuốc bestdocel 80mg/4ml mọi lần đều do bảo hiểm chi trả. Nhưng giờ đây thì “hết thuốc rồi”. Và muốn có thuốc thì ra ngoài mà mua.

Ra ngoài là đâu?! Là chỉ 3 hiệu thuốc, trong chiều dài 100m, thì có đến 3 loại giá, thậm chí giá sau cao gấp đôi giá trước.

Ra ngoài là đâu?! Là ngoài cổng bệnh viện, là đâu thì là. Là đó không phải việc của bác sĩ, của bệnh viện.

Là một người trong ngành y, đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội - nói rằng: Việc đấu thầu mua sắm trang thiết bị, thuốc là nỗi lo lớn nhất của đại đa số các bệnh viện công và tư. "Sau "cơn bão lớn", những khó khăn trước đây như thu nhập nhân viên y tế, mua sắm, đấu thầu trang thiết bị, vật tư thuốc men không được cải thiện mà thậm chí còn tệ hơn bao giờ hết".

Nhưng “hết thuốc rồi”, nói chính xác - chính là hậu quả của tình trạng “giám đốc các bệnh viện không mặn mà, thậm chí ngần ngại thực hiện các gói thầu mua sắm thiết bị y tế”, hay nói đúng hơn là việc “những người có trách nhiệm không dám mua sắm, vì sợ sai, sợ vi phạm”.

Trước Quốc hội, bà Mai Thị Phương Hoa - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội - từng thẳng thắn về tình trạng sợ trách nhiệm: “Nhiều người cho rằng, bây giờ làm việc gì cũng sợ sai, làm xong rồi cũng không biết có sai hay không, sai cũng không biết sai chỗ nào và thậm chí không làm gì cũng có thể dẫn đến sai phạm".

Mà căn bệnh sợ trách nhiệm không chỉ ở ngành Y tế, cũng không phải đến giờ mới bộc phát.

Tháng 10.2019, trả lời chất vấn trước Quốc hội, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, khi đó đương chức Thủ tướng, cũng đã cảnh báo: “Nguy cơ không phải là tụt hậu kinh tế... nguy cơ lớn nhất là không hành động vì sợ trách nhiệm”.

Những bệnh nhân sẽ ra sao nếu bệnh viện “hết thuốc” vì các giám đốc đang “nhiễm virus” sợ trách nhiệm?

Cần phải có thuốc cho tình trạng “hết thuốc rồi”, cho virus sợ trách nhiệm.

Thuốc ấy, là một cơ chế để bảo vệ những người dám nghĩ dám làm. Và thuốc ấy, cũng phải là sự kiên quyết: Ai không làm thì đứng sang một bên, thì đừng ngồi cái ghế đấy nữa.

Chứ những người hoặc khánh kiệt vì bệnh tật, hoặc thập tử nhất sinh, họ có lỗi gì để phải nhận gọn lỏn 3 chữ “hết thuốc rồi” quá phũ phàng kia?!



https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/het-thuoc-roi-1056976.ldo

Theo ĐÀO TUẤN (LĐO)

 

Có thể bạn quan tâm

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đó là mong muốn của hàng triệu người làm công ăn lương khi Bộ Tài chính chính thức lấy ý kiến góp ý rộng rãi về việc sửa đổi những bất cập của luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.