"Hẻm núi những loài người khác" ẩn chứa nền văn minh đáng kinh ngạc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những công cụ tinh vi có tuổi đời 1,2-1,85 triệu năm, rất lâu trước khi loài người tinh khôn Homo Sapiens ra đời, đã khiến giới khảo cổ kinh ngạc.



Một thời kỳ đồ đá khác, tiến bộ đến khó tin đã từng xuất hiện trong lịch sử chi Người, từ khi địa cầu còn được thống trị bởi những loài người đã tuyệt chủng và còn lâu mới có dấu chân Homo sapiens chúng ta (Homo sapiens chỉ có tuổi đời hơn 300.000 năm), nghiên cứu mới từ Đại học Kent (Anh), cho thấy.

Nhóm khoa học gia đứng đầu bởi nhà khảo cổ Alsstair Key đã dùng các kỹ thuật hiện đại để đánh giá độ sắc nét và độ bền của các mẫu đá bazan, đá trầm tích chert và thạch anh được thu thập từ hẻm núi kỳ dị Olduvai ở Tanzania (Đông Phi), "thánh địa" của những loài người khác đã tuyệt chủng.


 

Hẻm núi Olduval - ảnh: Shadows of Africa
Hẻm núi Olduval - ảnh: Shadows of Africa



Các mẫu vật cho thấy chúng không chỉ là công cụ của con người, mà còn đủ tốt và tinh vi không kém cạnh các công cụ mà Homo sapiens chúng ta từng dùng vào thời đồ đá của mình. Không những thế, những con người tuyệt chủng còn biết chọn lọc loại đá phù hợp với mục đích sử dụng: thạch anh sắc nhất nhưng kém bền, có thể dùng để cắt các mô cơ mềm của động vật, trong khi đá bazan cho những lưỡi dao cùn nhất nhưng chắc nhất thì dùng cho các động tác cần sức mạnh nhưng ít tinh tế.

 

Một lưỡi dao bằng đá chert - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Một lưỡi dao bằng đá chert - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp



Sự cải tiến công cụ xuất hiện rõ: những con người nơi đây đã tối ưu hóa các công cụ suốt thời kỳ 1,85 đến 1,2 triệu năm, khiến chúng ngày càng tiện dụng hơn.

Phát hiện trên đã "thể hiện sự phức tạp chưa từng thấy trong cách xem xét chức năng nguyên liệu thô, được quản lý linh hoạt bởi nhiều loài người khác nhau", theo tuyên bố của nhóm tác giả.

 Một công cụ khác đang được phân tích - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Một công cụ khác đang được phân tích - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp



Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Journal of the Royal Society Interface.

Hẻm núi Olduvai trải dài đến 48 km, có địa hình dốc đứng. Nơi đây từng hé lộ dấu tích của nhiều loài người tuyệt chủng như Homo habilis, Homo erectus, vượn nhân hình Paranthropus boisei, và sau này là cả tổ tiên Homo sapiens của chúng ta.

 

A. Thư (NLĐO/Theo Live Science, Daily Mail)

Có thể bạn quan tâm

Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia vừa họp, bỏ phiếu thống nhất đề xuất Thủ tướng Chính phủ công nhận Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo là di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh: Ngọc Minh

Chuyện làm hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, những người làm công tác di sản văn hóa (như cách gọi ngày nay) của tỉnh Gia Lai-Kon Tum bắt tay vào việc thu thập thông tin để làm hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng, trong đó có hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo.

Chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh)

Vọng tiếng chuông ngân

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nhiều ngôi chùa bắt đầu bằng chữ Bửu như chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh), Bửu Thắng, Bửu Nghiêm, Bửu Hải (TP. Pleiku). Riêng cái tên Bửu Tịnh được đặt cho 2 ngôi chùa, 1 ở Ayun Pa, 1 ở Krông Pa. Nhà tôi ở gần chùa Bửu Tịnh (xã Phú Cần, huyện Krông Pa).

Nhân văn lễ trưởng thành của người Jrai

Nhân văn lễ trưởng thành của người Jrai

(GLO)- Tôi thấy vô cùng hạnh phúc và đúng đắn khi quyết định gắn bó đời mình với mảnh đất Krông Pa (tỉnh Gia Lai). Không chỉ là nơi đầy nắng và gió mà Krông Pa còn có nhiều trầm tích văn hóa của người bản địa Jrai, được thể hiện rõ rệt nhất qua các lễ hội.

Một dòng huyền tích

Một dòng huyền tích

Mỗi lần đi qua cầu Đuống, tôi bất giác nhìn về phía hạ lưu, trong đầu ngân lên mấy câu thơ của Hoàng Cầm “Sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh, nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ”.

Theo dấu sử thi

Theo dấu sử thi

Tôi về xã Ea Tul (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) vào một dịp ngành văn hóa Đắk Lắk phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức lớp truyền dạy hát kể sử thi (khan) cho lớp trẻ.

Giữ lửa văn hóa Cơ Tu

Giữ lửa văn hóa Cơ Tu

Cơm rừng, rượu trời, nói lý hay múa tung tung da dá,...là nét đặc sắc trong văn hóa người đồng bào Cơ Tu, đã và đang được TP Đà Nẵng cố gắng bảo tồn.

Từ trái sang: 4 chị em người Bahnar Đinh Thị Hiền, Đinh Thị Hồng, Đinh Thị Hà, Đinh Thị Hương. Ảnh: M.C

Bốn chị em người Bahnar tâm huyết với văn hóa truyền thống

(GLO)- Cả 4 chị em gái trong một gia đình người Bahnar ở làng Kgiang (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đều là thành viên nòng cốt của đội cồng chiêng nữ và câu lạc bộ dệt thổ cẩm của làng. Họ vừa là hạt nhân, vừa là chất xúc tác giúp cộng đồng giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa.

Tác giả bên khối đá có nguồn gốc từ phế tích Chăm An Phú tại nhà thờ Phú Thọ. Ảnh: X.H

Phế tích Chăm ở An Phú: Bí ẩn vẫn còn nằm trong lòng đất

(GLO)- Phế tích Chăm ở xã An Phú (TP. Pleiku) được Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) phối hợp với Bảo tàng tỉnh khai quật khảo cổ học vào năm 2023 và năm 2024. Kết quả khai quật đã phác thảo diện mạo của một đền tháp Chăm cổ, nhưng vẫn còn nhiều bí ẩn chờ được khám phá.